Bắt đầu ngày mới 18.6 với tin tức sức khỏe, bạn đọc còn có thể xem các bài viết: Mang khẩu trang phòng Covid-19 mùa mưa cần lưu ý gì?; Người bị gout nên ăn uống như thế nào?...
10 điều quan trọng về đột quỵ bác sĩ muốn bạn biết
Đột quỵ xảy ra khi một mạch máu cung cấp máu cho não bị tắc nghẽn, hoặc một mạch máu trong não bị vỡ. Đột quỵ là kẻ giết người đứng hàng thứ 5 trên thế giới và là nguyên nhân hàng đầu gây liệt. Sau đây là 10 điều các bác sĩ muốn bạn cần biết về đột quỵ và cách kiểm soát.
|
Biết các triệu chứng. Điều đầu tiên khi nói đến đột quỵ, mọi bác sĩ đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết các dấu hiệu của đột quỵ để xử lý kịp thời.
Hãy thử những bài kiểm tra sau: Nếu bạn nghĩ ai đó đang bị đột quỵ, hãy yêu cầu họ mỉm cười: Một bên mặt có bị xệ không? Bảo người ấy giơ cả hai tay lên: Một tay có rơi xuống không? Yêu cầu họ nói một câu đơn giản để lặp lại: Họ có nói ngọng hay nói khác thường không?
Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, đừng chậm trễ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức.
Đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bạn nghĩ đột quỵ chỉ là bệnh của người lớn tuổi? Mặc dù nguy cơ đột quỵ tăng lên theo tuổi tác, nhưng bất kỳ ai - kể cả trẻ sơ sinh và trẻ em - đều có thể bị đột quỵ.
Bác sĩ Rani Whitfield, chuyên gia y tế tại Baton Rouge, LA (Mỹ), giải thích nhiều người bỏ qua các triệu chứng vì họ nghĩ rằng trẻ như vậy, không thể bị đột quỵ được. Nhưng hãy chuẩn bị sẵn sàng và tìm kiếm sự giúp đỡ hay gọi cấp cứu ngay lập tức nếu nghi ngờ mình hay ai đó bị đột quỵ. 8 điều quan trọng về đột quỵ bác sĩ muốn bạn biết còn lại là gì? Lời giải sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.6.
Mang khẩu trang phòng Covid-19 mùa mưa cần lưu ý gì?
Nên thay khẩu trang khi bị ẩm hoặc ướt bởi nước có thể ảnh hưởng đến khả năng ngăn chặn các nguồn lây nhiễm bệnh.
|
Cụ thể, trang thông tin của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) đều nhận định Covid-19 lây lan chủ yếu từ người sang người, thông qua các giọt bắn dịch tiết đường hô hấp hay hạt khí dung lơ lửng trong không khí mà người bệnh thải ra. Do đó, khẩu trang là một rào cản vừa đơn giản, vừa hiệu quả, giúp ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, khi bị ướt hay ẩm, khả năng ngăn chặn các nguồn lây nhiễm bệnh của khẩu trang sẽ bị ảnh hưởng đáng kể.
Theo đó, hướng dẫn của WHO nói rõ: “Tất cả các loại khẩu trang cần được thay mới nếu bị ướt hoặc dính bẩn, không nên đeo khẩu trang ướt trong thời gian dài”. Nội dung tiếp theo của bài viết này sẽ giải thích rõ hơn vì sao nước hay hơi nước có thể ảnh hưởng đến khả năng chặn mầm bệnh của các loại khẩu trang sẽ có trên trang sức khỏe ngày 18.6.
Người bị gout nên ăn uống như thế nào?
Người bệnh gout nên ăn các thực phẩm có hàm lượng purine thấp, tránh ăn những phẩm giàu purine, thực phẩm có hàm lượng fructose cao như nội tạng động vật, hải sản, đồ uống có đường…
|
Bác sĩ chuyên khoa 1 Hoàng Văn Đức - Phó trưởng khoa Nội Tim mạch - Lão - Thận - Khớp, Bệnh viện 199 (Bộ Công an), cho biết: Gout là một loại viêm khớp gây sưng, đau và viêm đột ngột ở khớp. Gần một nửa các trường hợp bệnh gout xảy ra ở ngón chân cái. Ngoài ra, bệnh còn ảnh hưởng ở các khớp khác như ngón tay, cổ tay, đầu gối và gót chân.
Các triệu chứng bệnh gout xảy ra khi có quá nhiều a xít uric trong máu. Khi nồng độ a xít uric cao, các tinh thể a xít uric sẽ lắng đọng trong các khớp, gây sưng, viêm và đau dữ dội. Các cơn gout thường xảy ra vào ban đêm và kéo dài 3 - 10 ngày. Người bị gout nên ăn và kiêng gì sẽ được bác sĩ Đức chia sẻ trong nội dung tiếp theo của bài viết này. Hãy bắt đầu ngày mới với tin tức sức khỏe để biết thêm thông tin hữu ích bạn nhé!
Bình luận (0)