Belarus và Thụy Điển căng thẳng vì vụ "trục xuất đại sứ"

04/08/2012 17:00 GMT+7

(TNO) Thụy Điển ngày 3.8 cho biết Belarus đã trục xuất đại sứ của nước này với lý do “quá ủng hộ nhân quyền". Trong khi đó, Belarus đáp lại rằng họ chỉ không gia hạn cấp phép cho đại sứ Thụy Điển và gọi những hành động của ông này là tiêu cực.

(TNO) Thụy Điển ngày 3.8 cho biết Belarus đã trục xuất đại sứ của nước này với lý do “quá ủng hộ nhân quyền". Trong khi đó, Belarus đáp lại rằng họ chỉ không gia hạn cấp phép cho đại sứ Thụy Điển và gọi những hành động của ông này là tiêu cực.

Theo hãng tin AP, vụ việc trên là diễn biến mới nhất trong một loạt tranh cãi giữa Belarus và các nước phương Tây, đặc biệt là các thành viên Liên minh châu u (EU) vốn đã thực hiện những biện pháp chống quốc gia Liên Xô cũ và lãnh đạo lâu năm của nước này, Tổng thống Alexander Lukashenko, liên quan đến cái mà những nước trên cho là đàn áp nhân quyền ở Belarus.

Đại sứ Stefan Eriksson đang đi nghỉ hè ở Thụy Điển thì quyết định trên được công bố.

Những lý do được đưa ra bao gồm việc nhà ngoại giao này đã tiếp xúc với các nhà hoạt động đối lập Belarus tại thủ đô Minsk, và rằng Thụy Điển đã cung cấp cho một đại học ở Minsk những cuốn sách về nhân quyền, AP dẫn lời Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt cho biết.

“Chính quyền Lukashenko đã trục xuất Đại sứ Thụy Điển ở Belarus vì quá ủng hộ nhân quyền”, ông Bildt nói. Ngoại trưởng Thụy Điển thậm chí còn gọi hành động này là “một sự vi phạm nghiêm trọng các quy tắc dành cho quan hệ giữa các nước”.

Ông Bildt nói Thụy Điển đến lượt mình sẽ không cho phép đại sứ Belarus sắp tới đến nước này, và rằng hai nhà ngoại giao Belarus cũng đã được yêu cầu rời quốc gia Bắc u và giấy phép cư trú của họ cũng đã bị thu hồi.

Ngoại trưởng Thụy Điển gọi Belarus là “một chế độ độc tài ngày càng không đáng tin cậy và đang lo sợ cho tương lai của mình”, và cho biết ông đã nói chuyện với Ngoại trưởng EU Catherine Ashton về vụ việc.

Belarus đã phản bác cách mô tả của Thụy Điển về những gì đã xảy ra.

“Phía Belarus không trục xuất đại sứ Thụy Điển. Quyết định được đưa ra là không gia hạn việc cấp phép cho ông ấy (đại sứ Thụy Điển Stefan Eriksson - PV)", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Belarus Andrei Savinykh nói với AP.

“Ông Eriksson đã làm việc ở Minsk trong khoảng bảy năm. Đó là một thời gian dài. Trong thời gian đó, tất cả hoạt động của ông ấy không nhằm củng cố quan hệ Belarus - Thụy Điển mà chỉ nhằm phá hủy mối quan hệ đó”, ông Savinykh nhấn mạnh.

Căng thẳng đang gia tăng giữa Belarus và phương Tây, đặc biệt sau khi EU hồi tháng 2 vừa qua đã bỏ phiếu bổ sung 21 cái tên vào danh sách khoảng 200 quan chức Belarus bị phong tỏa tài sản và cấm đi đến các nước thuộc EU do những cáo buộc vi phạm nhân quyền.

Việc bổ sung "danh sách đen" nói trên diễn ra tiếp sau những vụ bắt giữ vào tháng 12.2011 các nhà hoạt động đối lập phản đối gian lận bầu cử vốn đã giúp ông Lukashenko tiếp tục nắm quyền.

Belarus đã phản ứng lại bằng cách yêu cầu các đại sứ của EU và Ba Lan rời nước này.

EU sau đó cũng tuyên bố triệu hồi tất cả đại sứ của họ ở Belarus.

Chỉ đến khi các nhà hoạt động đối lập được phóng thích vào tháng 4.2012, các đại sứ EU đã trở lại Minsk.

Việc trục xuất cũng diễn ra sau khi hai nhà hoạt động Thụy Điển được tường thuật là đã dùng một máy bay hạng nhẹ để thả hàng trăm gấu bông mang theo những thông điệp ủng hộ nhân quyền xuống lãnh thổ Belarus.

Cuối ngày 3.8, Ngoại trưởng EU Catherine Ashton đã ra tuyên bố nói rằng bà “rất lo ngại” khi tiếp nhận thông tin trên.

Được biết, Tổng thống Lukashenko đã lãnh đạo Belarus từ năm 1994.

Trùng Quang

>> Ecuador không muốn dẫn độ Assange về Thụy Điển
>> Anh cho phép dẫn độ chủ trang WikiLeaks về Thụy Điển
>> Tư lệnh không quân Belarus mất chức vì… gấu bông xâm phạm không phận
>> Máy bay Mỹ giám sát không phận Nga và Belarus
>> Belarus, Nga ký thỏa thuận xây nhà máy điện hạt nhân
>> Phóng viên bị bắt vì phỉ báng tổng thống Belarus
>> Phương Tây tẩy chay Tổng thống Belarus
>> Nga và Belarus hợp tác phòng không
>> EU đòi tự do cho lãnh đạo Belarus

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.