|
Đây vốn dĩ là tấm bia đá, nhưng vì nó là nơi khắc tên những người đã đỗ đạt, thành tài làm vẻ vang cho truyền thống hiếu học của dòng họ và quê hương, nên nó mang cái nghĩa “bảng vàng” của kỳ thi Tam trường thời phong kiến.
tin liên quan
Nữ tiến sĩ gốc Việt trở thành ngôi sao nghiên cứu trị ung thưNữ tiến sĩ gốc Việt Tien Huynh (41 tuổi) trở thành 'Siêu sao nghiên
cứu khoa học và công nghệ' ở Úc với nghiên cứu dùng gấc trị ung thư.
Phái 5 họ Vũ – Nơi phát tích sự học
Từ Trung tâm TP. Hà Nội rẽ vào Quốc lộ số 5, đi khoảng 70km là đến Phương Khê. Điều đặc biệt khi tôi tới đây tìm hiểu, là hỏi bất cứ ai, già trẻ lớn bé cũng đều thấy toàn họ Vũ. Và lúc này, ta mới thực sự hiểu được câu đồng dao của người dân nơi đây truyền tự bao đời nay: “Nhất Vũ, nhì Nguyễn”.
Thôn Phương Khê có 23 dòng họ, trong đó họ Vũ là họ đông nhất, kế đến là họ Nguyễn, các dòng họ còn lại có họ Mai, họ Vương,… Theo gia phả của dòng họ Vũ, họ Vũ về Phương Khê lập nghiệp cách nay đã 800 năm, trải qua bốn đời độc đinh thì đến đời thứ 5 – cụ Vũ Văn Tín sinh được 6 trai, 3 gái. Người con cả mất (chưa có vợ con), còn 5 người con trai còn lại lập thành 5 phái (phái 1, phái 2, phái 3, phái 4, phái 5). Trong đó, nổi bật nhất là phái 5 họ Vũ, là nơi phát tích sự học của dòng họ Vũ.
Cụ tổ phái 5 họ Vũ (còn gọi là phái út) có tên là Vũ Quốc Hy (hiệu Phấn Nghĩa), đỗ Hương Cống và được bổ nhiệm làm Tri phủ Lạng Giang. Đến đời thứ 2, con trưởng của cụ cũng đỗ đạt và được bổ nhiệm làm Tri huyện Trung Sơn. Từ đó, đến nay, đã trải qua 18 đời phái 5 họ Vũ với 165 hộ gia đình hiện định cư ở thôn Phương Khê. Ngoài ra, phái 5 họ Vũ cũng tản đi khắp nơi: Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, TP.HCM,… để sinh cơ lập nghiệp.
Trong số đó, có một số gia đình tiêu biểu như: gia đình cụ Vũ Bất Quyện có 1 phó giáo sư, tiến sĩ và 4 cử nhân đại học; gia đình ông Vũ Châu Quán có 4 thạc sĩ và 1 cử nhân đại học; gia đình ông Vũ Ngọc Tiện có 4 thạc sĩ,… Còn về cá nhân, phái 5 họ Vũ có 6 người là hiệu trưởng các trường trong huyện: cụ Vũ Xuân Vạn – cố Hiệu trưởng Trường THCS xã Hồng Quang, ông Vũ Như Nguyệt – nguyện Hiệu trưởng Trường THCS Phạm Kha… ; và có 6 người là hiệu phó: cụ Vũ Văn Tính – cố Phó hiệu trưởng Trường THPT Thanh Miện I, bà Nguyễn Thị Tú – Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Chi Lăng Bắc,… cùng với hơn 40 nhà giáo đã và đang công tác tại các trường trên địa bàn hoặc tại các nơi khác.
tin liên quan
Hàng ngàn ngôi mộ bị đóng đinh thâm hiểm, người dân bàng hoàngXác nhận thông tin hàng ngàn ngôi mộ ở nhiều thôn trên địa bàn xã bị đóng đinh, lãnh đạo Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên- Huế cho hay sự việc hết sức bức xúc. Xã đang nhờ công an điều tra.
|
|
Lưu truyền, giáo dục thế hệ trẻ
Để phát huy và lưu giữ truyền thống hiếu học này, Ban Khuyến học (gồm 12 người - gồm chi trưởng và trưởng các ngành) phái 5 họ Vũ đã quyết định khắc tên những người con ưu tú có trình độ cử nhân đại học trở lên của mình vào bia đá. Theo ông, Vũ Văn Tiếp (62 tuổi) – Trưởng phái 5 họ Vũ đời thứ 15 – Trưởng ban, việc này được khởi xướng vào năm 2012, và khắc lần đầu vào dịp Giỗ tổ 20 tháng 3 (âm lịch) trong cùng năm, nhằm mục đích tôn vinh sự học, tôn vinh những người đỗ đạt, thành đạt. Hơn nữa, đây còn là cách giáo dục lớp trẻ phải chịu khó học, nhìn các lớp trước mà học. Bởi vậy, từ ngày xây dựng bia đá cho tới nay, số lượng các em học sinh được giấy khen của nhà trường ngày càng tăng, điển hình như năm học 2016 - 2017 có 85 em được giấy khen.
Từ khi bia đá được dựng, không chỉ người trong phái mà người ở các phái khác cũng nhiệt liệt ủng hộ. Cụ Vũ Quang Đáo – phái 5 họ Vũ đời thứ 14 chia sẻ: “Tôi nghĩ việc dựng bia như vậy cũng là được, cũng là vinh danh cho những người có học. Hơn nữa, nó còn là tiếng thơm của ngành, chi phái của chúng tôi”. Còn đối với em Vũ Văn Nghĩa – phái 5 họ Vũ đời thứ 18, sinh viên năm cuối Đại học Công nghiệp Hà Nội thì cho rằng: “Việc khắc bia này cần được nhân rộng, phổ biến hơn để nhớ đến những người có công danh trong việc học tập, để nhằm làm tấm gương lớn cho các đời sau noi theo”.
Đó cũng là suy nghĩ của em Vũ Văn Phúc (17 tuổi) – phái 2 họ Vũ, học sinh lớp 11, Trường THPT Thanh Miện III. Với em, đó là cảm giác tự hào: “Em nghĩ, nên làm, bởi khi ta khắc tên họ vào bia đá thì chúng ta có thể lưu danh những người có công lớn đối với dòng họ. Hơn nữa, có thể lưu giữ được lâu hơn, để đời sau – em hoặc con cháu của mình khi quay lại nhà thờ dòng họ có thể nhìn vào bia đá và biết được gia đình mình, họ mình đã có những ai đỗ tiến sĩ và học cao”.
tin liên quan
Nhà thờ Làng Sông - Bức họa tuyệt đẹp giữa ruộng đồngBình Định được coi là nơi lưu dấu hành trình đầu tiên của chữ quốc ngữ. Nhà thờ Làng Sông (ở xã Phước Thuận, H.Tuy Phước) là một trong 3 cơ sở in sách quốc ngữ tại Việt Nam.
|
|
Để tìm hiểu cảm giác của người trong cuộc khi được vinh danh trên bia đá, tôi đã có buổi trò chuyện với anh Vũ Đức Vinh (48 tuổi) – Thạc sĩ, giảng viên môn Giáo dục thể chất, Đại học Hàng Hải (Hải Phòng). Anh chia sẻ, bản thân rất hạnh phúc và hãnh diện khi biết mình được vinh danh trên bia đá. Thành tích nổi bật của anh trước đó là, học sinh giỏi tỉnh cấp 3 môn Thể dục, 2 học bổng khá và 2 học bổng giỏi ở đại học, giáo viên tiêu biểu cấp trường, nhiều năm liền có học sinh thi học sinh giỏi cấp tỉnh…
Trong vai trò là người quản lý ở địa phương, ông Vũ Quốc Chưởng (64 tuổi) – Trưởng thôn Phương Khê đánh giá rất tích cực về việc làm này: “Đó là lưu bút, làm bài học lớn để cho mọi thế hệ sau này tiếp bước trên con đường học tập thành đạt”. Cũng theo ông, việc khắc bia đã tạo được hiệu ứng tốt trên địa bàn: “Việc khắc bia nó tác động lớn, lan tỏa toàn bộ quê hương, hình thành phong trào nhà nhà thi đua, các dòng họ thi đua và người người phải thi đua trong học tập. Điều này được thể hiện ở kết quả học tập của các em, từ mầm non đến đại học, cứ năm sau cao hơn năm trước, đến nỗi, có dòng họ không còn tiền để phát thưởng cho các cháu có thành tích học tập tốt và đỗ đạt cao”.
Đến thời điểm này, trên bia đá vẫn còn có 6 người đang chờ khắc đó là: Lê Thị Hồng Thơm – Tiến sĩ Y khoa (sn 1957); Vũ Đức Lân (sn 1965) – Cử nhân Quân sự; Vũ Thị Hạt (sn 1968) – Cử nhân Sư phạm; Vũ Thị Tuyến (sn 1992) – Kỹ sư Xây dựng; Vũ Tiến Dũng (sn 1993) – Thạc sĩ Xây dựng Công trình giao thông.
Ngoài việc vinh danh trên bia, Ban Khuyến học của phái 5 họ Vũ còn tặng thưởng cho các em học sinh giỏi từ mầm non đến đại học vào dịp Rằm tháng Tám tại nhà thờ họ. Mức thưởng được quy định: học sinh tiên tiến (thưởng 50.000 đồng), học sinh giỏi (100.000 đồng); học sinh giỏi huyện (150.000 đồng), học sinh giỏi tỉnh (300.000 đồng), đỗ đại học (100.000 đồng),… và giấy khen.
Với những đóng góp của mình trong những năm qua, phái 5 họ Vũ đã liên tiếp được UBND xã Chi Lăng Bắc, UBND huyện Thanh Miện, UBMTTQ Việt Nam,… trao tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp khuyến học, khuyến tài.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
"Hải Dương xứng đáng là một vùng đất địa linh nhân kiệt"
TS. Nguyễn Thị Hồng – chuyên gia Văn hóa, Phó trưởng Khoa Tuyên truyền, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đánh giá: Thứ nhất, tôi nghĩ Hải Dương là một trong vùng đất có lịch sử văn hiến. Bởi vì Hải Dương là một trong những tỉnh của miền Bắc có văn miếu. Và với vị trí của văn miếu Mao Điền trong lịch sử giáo dục của Việt Nam thì Hải Dương xứng đáng là một vùng đất địa linh nhân kiệt.
Thứ hai, việc mà dòng họ Vũ đang làm là một việc làm rất đáng trân trọng và đáng khuyến khích. Bởi vì nó phục phụ cho việc khuyến tài, khuyến học và thể hiện truyền thống đạo hiếu của người Hải Dương đối với lịch sử của quê hương.
Thứ ba, nó khuyến khích ý chí vươn lên, nghị lực vươn lên của các bạn trẻ.
Bởi vậy, tôi đánh giá rất cao hành động của dòng họ Vũ trong những việc làm này. Vì đây là một việc làm cực kỳ có ý nghĩa, nhất là khi sự học của chúng ta cũng đang có phần suy giảm khi mà người ta lao vào kinh tế thị trường – lấy giá trị vật chất làm thước đo thì việc làm của dòng họ Vũ ấy rất đáng được trân trọng và ghi nhận biết bao.
|
tin liên quan
Khai quật mộ Shakespeare 'Trung Quốc'Ngôi mộ 400 năm tuổi của Thang Hiển Tổ đã được tìm thấy bên cạnh những khối văn bia khắc các vở hí kịch giúp ông trở thành nhà văn nổi tiếng vào cuối thời Minh, Trung Quốc.
Bình luận (0)