• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Bỗng dưng đau bàng quang cảnh báo bệnh gì?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
09/12/2022 00:06 GMT+7

Nếu nước tiểu trong bàng quang quá nhiều mà không được thải ra ngoài thì sẽ gây đau bàng quang. Cơn đau thường hết khi được đi tiểu. Tuy nhiên, ngay cả khi đã tiểu mà bàng quang vẫn còn đau thì có thể là dấu hiệu của bệnh.

Bàng quang là một cơ quan trống và sẽ phình to ra khi chứa nhiều nước tiểu. Đau bàng quang kéo dài, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu của một số loại bệnh hoặc biến chứng, chẳng hạn như tổn thương thành bàng quang, dị ứng hay nhiễm trùng, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).

Đau bàng quang kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn

SHUTTERSTOCK

Người bệnh cũng có thể bị một tình trạng gọi là áp lực bàng quang. Triệu chứng đặc trưng của áp lực bàng quang là cơn đau dữ dội kèm theo cảm giác thường xuyên muốn đi tiểu. Người mắc bệnh cũng có thể bị đau khi quan hệ tình dục.

Phụ nữ mang thai là đối tượng thường bị áp lực bàng quang. Nguyên nhân là vì kích thước thai nhi lớn sẽ gây chèn ép bàng quang. Tuy nhiên, áp lực bàng quang ở thai phụ thường sẽ biến mất sau khi sinh.

Một trong những phương pháp phổ biến nhất để điều trị đau bàng quang là dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hay acetaminophen. Các loại thuốc này có thể giúp giảm hiệu quả đau bàng quang, theo Viện Quốc gia về Bệnh tiểu đường - tiêu hóa - bệnh thận (NIDDK) Mỹ.

Nếu đau bàng quang do các vấn đề viêm nhiễm thông thường thì bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamine hoặc các loại thuốc chống dị ứng như hydroxyzine.

Ngoài dùng thuốc, tập luyện đúng cách cũng có thể giảm đau do áp lực bàng quang. Các bài tập này sẽ tăng cường cơ vùng sàn chậu, giúp giảm đau đặc biệt hiệu quả với các trường hợp bị đau do bàng quang hoạt động quá mức.

Bác sĩ cũng có thể điều trị bằng cách dùng xung điện kích thích thần kinh. Phương pháp này giúp giảm đau bàng quang và giảm nhu cầu đi tiểu. Tuy nhiên, điều trị cách này chỉ phù hợp với một số người, chẳng hạn như những người bị viêm bàng quang kẽ, theo Medical News Today.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.