Sức khỏe
Xe bột chiên của vợ chồng già nuôi cháu ngoại 5 tuổi
Tại góc đường Phùng Khắc Khoan giao với Điện Biên Phủ, Quận 1, TP.HCM, nhiều người đã quen với hình ảnh cậu bé 5 tuổi lanh lợi phụ ông bà bán bột chiên. Xe bột chiên này đã có thâm niên gần 30 năm, khách hàng ghé ăn bột chiên không chỉ vì ngon mà còn nhằm ủng hộ ông bà để nuôi cháu ngoại bị bố mẹ bỏ rơi.
Sức khỏe
[360 ĐỘ NGON] Bột chiên món ăn đường phố siêu hấp dẫn
Bột chiên là một món ăn của người Hoa nhưng khi du nhập vào Sài Gòn đã có những biến tấu mới lạ. Bột chiên Đức Hoa ở chung cư Ngô Gia Tự quận 10 là một trong những quán lâu đời và có sự gia giảm nguyên liệu rất vừa miệng hợp khẩu vị Việt. Hãy cùng theo chân 360 độ Ngon trải nghiệm món bột chiên ở quán ăn này nhé.
Ẩm thực
Đi ăn bột chiên trong chung cư Ngô Gia Tự
Dường như món bột chiên thân thuộc của người Sài Gòn đã được "phân định" thành 2 trường phái riêng biệt: kiểu Chợ Lớn với miếng bột to (thường là hình chữ nhật), chiên với nhiều hắt xì dầu hơn là dầu ăn; và kiểu Sài Gòn với miếng bột được cắt hình vuông, thường được chiên giòn tan ngập trong dầu. Một khác biệt khá lớn nữa là bột chiên Chợ Lớn thường có cải xá bấu (củ cải muối) ăn kèm, trong khi kiểu chiên giòn Sài Gòn thường chỉ có hành lá. Lạ thay, một quán bột chiên có thâm niên gần 20 năm trong chung cư Ngô Gia Tự (quận 10) lại "cân bằng" khá hài hòa giữa 2 kiểu ăn khá khác biệt này: bột chiên giòn tan, phủ lên trên là hỗn hợp hành lá xắt nhỏ cùng cải xá bấu đã lên màu đỏ, ăn kèm với đu đủ bào và cà rốt, dưa leo xắt miếng.
Ẩm thực
Bột chiên ngon và mắc nhất Sài Gòn
35.000đ cho một dĩa bột chiên trên lề đường Phùng Hưng tận trong Chợ Lớn, theo tôi có lẽ thuộc hàng mắc nhất Sài Gòn. Trứ danh như bột chiên Đạt Thành hay Vạn Thành trên "con đường bột chiên" Võ Văn Tần cũng chỉ dừng lại ở con số 30.000đ, vậy dĩa bột chiên ở đây có gì mà đặc biệt đến như vậy? "Ẩn số" nằm ở phần gia vị phủ lên dĩa bột. Đó là một hỗn hợp hài hòa đến bất ngờ, bao gồm hành lá, cải xá bấu, tỏi và... ớt bột, điều mà gần như bạn không thể tìm thấy ở các quán bột chiên khác ở Sài Gòn. Vị hăng hắc của tỏi, một chút cay nhẹ của ớt bột hòa chung với vị ngọt của cải xá bấu và hành lá đã khiến dĩa bột chiên này như ngon hơn bội phần. Thú vị nhất có lẽ là màn trình diễn của chủ quán khi chuẩn bị phần gia vị độc đáo này, khiến cho bao thực khách đã một lần cất công đến đây đều "mãn nhãn". Đầu tiên là tỏi phi cùng cải xả bấu được chiên đều bốc mùi thơm phức, rồi từ từ mới cho hành lá vào. Khi hỗn hợp này đã hòa quyện với nhau thì mới bỏ thêm một chút ớt bột. Cuối cùng, chủ quán mới trịnh trọng phủ hỗn hợp này lên dĩa bột chiên. Một "cái kết" đẹp mắt và đầy quyến rũ.
Ẩm thực
Thèm lắm bột chiên Sài Gòn!
Bột chiên Sài Gòn khởi nguồn chắc chắn từ Chợ Lớn, nơi tập trung đông đảo cộng đồng người Hoa sinh sống. Nhưng "công lớn" phổ biến món ăn này với người Sài Gòn có lẽ là con đường Võ Văn Tần ở quận 03. Tôi còn nhớ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, khi những món ăn chơi còn khan hiếm, thì cả một dãy đường Võ Văn Tần đã nở rộ món bột chiên này. Cũng xuất phát từ những gia đình gốc Hoa, nhưng cách chiên bột đường Võ Văn Tần lại rất khác trong Chợ Lớn. Điểm dễ thấy nhất là cách chiên này rất nhiều dầu, thậm chí có cảm giác miếng bột như ngập trong dầu. Trong khi đó trong Chợ Lớn phần này lại được tiết chế rất nhiều. Có lẽ vì vậy mà miếng bột chiên "kiểu Sài Gòn" này lại giòn, nóng hơn rất nhiều so với cách chiên truyền thống.
Ẩm thực
Những món ăn vặt đặc trưng của Sài Gòn
Bánh tráng trộn, gỏi khô bò, bột chiên, nước mía... là những món ăn vặt hấp dẫn hội tụ ở Sài Gòn. 1. Bánh tráng trộn Mặc dù nổi tiếng sau khi được nhiều diễn đàn chia sẻ về chỗ ăn bánh tráng trộn ngon và sạch, nhưng vợ chồng chú Viên không lấy làm kiêu ngạo và “chảnh” vì đông khách như nhiều quán khác. Chú Viên vẫn giữ thái độ phục vụ tận tình, chu đáo kể cả khi khách hàng hối tới tấp, vẫn chăm chút cho từng bịch bánh tráng trộn và hào phóng cho vào đủ thứ “nhân”. Chú Viên cho biết, một bịch bánh tráng trộn giá 10 đến 15 ngàn thì coi như chỉ lấy công làm lời thôi. Hai vợ chồng chú phải dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị nguyên liệu cho một ngày bán hàng - từ lúc 3h30 chiều đến 9h tối. Có hai người con phụ giúp nữa là 4 người, làm quần quật hết buổi sáng. Sở dĩ bán bánh tráng trộn mà gia đình chú vất vả như vậy vì cố gắng tự chế biến hầu hết mọi thứ cho sạch sẽ.
Ẩm thực
Ăn vặt tuyệt ngon trong Chợ Lớn
Mặc dù nằm ở con đường nhỏ Ký Hòa trong Chợ Lớn, nhưng quán lại có bảng hiệu là "Há cảo Bàn Cờ". Người chủ cho biết, trước đây quán nằm ở gần khu chợ Bàn Cờ (quận 03) và rất nổi tiếng với món há cảo chiên. Rồi sau người ta đòi lại nhà nên mấy anh chị em chia nhau đi khắp nơi và cùng bán “há cảo Bàn Cờ” như một thương hiệu riêng của gia đình. Các ngày thường quán luôn tấp nập người ăn, nhất là giới học trò. Nếu bạn muốn yên tĩnh thì có thể đến vào những ngày cuối tuần. Lúc đầu tôi cứ nghĩ những món này là của người Hoa bán, nhưng hỏi chuyện mới biết chủ quán lại là người Việt.
Ẩm thực
Tìm ăn nguyên bản của bột chiên
Ít ai biết rằng món bột chiên có đến 2 phiên bản là "đen" và "trắng", với cách phân biệt dựa trên nguyên liệu chính là hắc xì dầu. Bột chiên đúng kiểu không ăn kèm với nước tương và đu đủ bào mà là... tương ớt. Nếu như gọi 1 dĩa bột chiên ở Sài Gòn, hẳn chỉ có thể là "chiên giòn" hoặc "chiên mềm" mà thôi. Như quán Đạt Thành trên đường Võ Văn Tần (quận 03) chẳng hạn, miếng bột xắt nhỏ, thỉnh thoảng có miếng giòn rụm phía ngoài. Còn nếu vào Chợ Lớn thì miếng bột to và mềm hơn, thoảng màu hắc xì dầu ở ngoài vỏ. Còn nguyên bản bột chiên ở những nước lân cận như Singapore, Malaysia hay Hồng Kông thì sao? Tên gọi đầy đủ của bột chiên là "chai tow kwai", hay thông dụng hơn là "fried carrot cake" (bánh cà rốt chiên) dù trong thành phần bột chẳng hề có cà rốt. Và tất nhiên khi bạn gọi người bán sẽ hỏi "đen" hay là "trắng", để phân biệt bạn thích ăn với hắc xì dầu hay chỉ là kiểu bình thường.
Ẩm thực
Bột chiên ngon gần bưu điện Chợ Lớn
Trong các món ngon của Sài Gòn thì bột chiên có lẽ là món ăn "đã mắt" nhất. Vì đây không phải là món chuẩn bị sẵn để khi khách gọi là dọn ra được ngay, mà người đầu bếp phải làm liên tục mỗi khi khách yêu cầu. Xem chiên bột như một màn trình diễn thú vị: hai tay phải liên tục đảo những miếng bột trắng cắt vuông (hay chữ nhật tùy theo quán) trên mặt chảo gang phẳng tròn, đập tan cái trứng gà như một chất kết dịnh khéo léo các miếng bột thành một khối, rồi thêm một chút tỏi, cải xá bấu, hành lá xắt nhỏ... Một bữa tiệc trình diễn đủ làm hài lòng bất cứ thực khách nào. Có lẽ vì vậy mà số lượng quán bột chiên ở Sài Gòn không nhiều lắm vì bán cực hơn so với các món làm sẵn như cơm tấm, phở, hủ tiếu... vốn chỉ chan vào tô hay múc ra dĩa là xong. Theo nhiều tài liệu thì loại bột cho món ăn này cũng khá cầu kỳ: phải được làm bằng gạo mới, sau khi ngâm, xay, khuấy, hấp chín thành bánh thì mặt bột phải mịn, còn đủ độ dẻo, có nơi pha thêm bột năng hoặc bột nếp, tuỳ bí quyết riêng để giữ độ dẻo cho bột. Nếu pha nhiều loại bột khác thì sau khi chiên sơ bột rất dễ bị cứng. Chảo cho món bột chiên phải là loại bằng gang, ở giữa mo cao để không bị đọng mỡ. Người đầu bếp phải rất nhanh tay bởi chiên món này phải để lửa lớn, chỉ ba bốn mươi giây là xong rồi (đó là cũng là lý do chiên bột tại nhà bằng bếp ga thông thường không bao giờ ngon bằng ở tiệm).
Ẩm thực