Đó là sự đồng thuận về quan điểm trong đánh giá thực tế chính trị Hồng Kông cũng như sự ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với đặc khu này.
Động thái trên cho thấy chính quyền của Tổng thống Donald Trump vẫn giữ yếu tố nhân quyền như một phần quan trọng của chính sách đối ngoại, mà cụ thể ở đây là đối với Trung Quốc. Bắc Kinh rõ ràng không hài lòng với quyết định từ Washington và diễn giải đó là sự can thiệp nội bộ.
Xét về kinh tế, việc Mỹ thông qua đạo luật trên sẽ khiến giới đầu tư có thể rút vốn khỏi Hồng Kông nhanh hơn. Sự dịch chuyển này không chỉ là vốn mà còn là nhân lực trình độ cao xoay sang Đông Nam Á, bởi giới kinh doanh không muốn rơi vào thế khó trong “đụng độ” chính trị giữa Washington với Bắc Kinh.
Bên cạnh đó, đạo luật còn có thể bị xem là sự xúc phạm đối với Trung Quốc khiến chủ nghĩa dân tộc ở nước này tăng cao. Còn đối với Hồng Kông, việc thông qua đạo luật trên kết hợp cùng kết quả bầu cử vừa qua với sự thắng thế về phía đối lập, thì tinh thần đấu tranh có thể mạnh mẽ hơn. Phía đối lập có thể tạo sức ép mới để lãnh đạo đương nhiệm của đặc khu phải từ chức.
Bình luận (0)