Mặc dù mức độ nghiêm trọng của sự lạnh giá tác động lên da là khác nhau, nhưng nó lại dễ bị tác hại hơn bạn nghĩ, theo Reader’s Digest.
tin liên quan
Tay chân lạnh là dấu hiệu của bệnh gì?Dưới đây là các dấu hiệu và triệu chứng tê cóng cần được chú ý ngay lập tức.
Da đỏ hoặc đau nhức
Các bộ phận hay xảy ra tê cóng là ngón tay, ngón chân, má, mũi, tai và cằm.
Hãy kiểm tra các bộ phận này để nhận biết các triệu chứng tê cóng.
Nếu có chỗ nào chuyển sang màu đỏ, thì đó là một dấu hiệu của lạnh giá, một dấu hiệu cảnh báo sớm về sự tê cóng. Lạnh giá không làm tổn thương da vĩnh viễn, nhưng nó báo hiệu hãy nhanh chóng tìm nơi trú ẩn ấm áp, theo Reader’s Digest.
Một triệu chứng lạnh giá khác là cảm thấy rất lạnh khi chạm vào da.
Cảm giác bị kim châm
Nếu bạn không sưởi ấm sau khi lạnh giá bắt đầu, sẽ bước vào giai đoạn đầu của tê cóng. Tại thời điểm đó, phần da trần phơi ngoài lạnh có thể bị tê hoặc bắt đầu ngứa, bỏng hoặc châm kim. Vì bị tê, nhiều người không thể biết khi nào bắt đầu bị tê cóng, theo Reader’s Digest.
Để tránh tình trạng xấu đi, hãy chú ý đến màu sắc và kết cấu của phần da trần phơi ngoài lạnh.
Da cứng, hóa sáp
Nhiễm lạnh kéo dài sẽ dẫn đến cứng da, một triệu chứng tê cóng cho thấy tổn thương mô có thể xảy ra. Da cũng có thể bắt đầu trông sáng bóng hoặc hóa sáp. Nếu sưởi ấm trong giai đoạn trung gian này của tê cóng, còn được gọi là tê cóng bề mặt, những mụn nước hoặc máu sẽ hình thành. Cần nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế để đảm bảo rằng không có tổn thương da kéo dài, theo Reader’s Digest.
Nếu tiếp tục tiếp xúc với lạnh sẽ dẫn đến giai đoạn tê cóng tiến triển, có thể làm chết các mô bị ảnh hưởng.
Sưởi ấm đúng cách
Ngay khi vừa phát hiện ra dấu hiệu cảnh báo đang bị tê cóng, hãy đến một nơi ấm áp ngay lập tức.
Sau đó, ngâm các bộ phận bị ảnh hưởng trong nước ấm hoặc đắp bằng khăn ấm trong khoảng 30 phút.
Nếu có thể, nhờ người khác kiểm tra nhiệt độ nước. Da của bạn có thể đã bị tê, nên khó cảm nhận được nếu nước quá nóng.
Khi da bắt đầu bớt tê cóng, nó có thể trở nên đỏ và ngứa ran, do dòng máu được khôi phục lại.
Ngăn ngừa tê cóng đúng cách
Để giữ không bị tê cóng, hãy kết hợp các lớp quần áo rộng. Lớp đầu tiên để giữ khô ráo, lớp tiếp theo với các vật liệu cách nhiệt và lớp trên cùng chắn gió và nước.
Nếu bắt đầu đổ mồ hôi, hãy nới lỏng áo khoác một chút cho khô.
Cũng quan trọng không kém, bạn cần phải có: một chiếc mũ ấm, vớ dày, giày không thấm nước, găng tay cách nhiệt và nút bịt tai.
Giữ nước
Mất nước cũng làm tăng nguy cơ bị tê cóng, theo Mayo Clinic.
Ngay cả khi không khát nước, Học viện Da liễu Mỹ khuyên nên uống một ly nước trước khi ra ngoài dù làm bất kỳ việc gì, đặc biệt là tập thể dục. Hãy chắc chắn tránh uống rượu vì nó gây mất nước và có thể khiến cơ thể mất nhiệt nhanh hơn, báo cáo của Healthline.
Đừng quên ăn trước khi ra ngoài trời lạnh để giữ ấm cơ thể.
Luôn vận động
Nếu đi ra ngoài trong thời gian dài, hãy giữ cho cơ thể luôn vận động để giúp làm ấm từ bên trong.
Hãy thử thực hiện các bước nhảy hoặc di chuyển cánh tay để máu lưu thông và giữ ấm. Nhưng đừng vận động quá mức vì cơ thể cần nhiều năng lượng trong thời tiết lạnh.
Bình luận (0)