Theo Bloomberg, Mỹ đã vận động thành công lệnh trừng phạt nghiêm khắc hơn từ Liên Hiệp Quốc đối với Triều Tiên trong tháng này. Bộ Tài chính Mỹ hôm 22.8 đã xử phạt các công ty Trung Quốc và Nga trước cáo buộc đã hỗ trợ Bình Nhưỡng phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Công tố viên của Mỹ cũng muốn thu hồi khoảng 11 triệu USD từ các công ty có trụ sở tại Đại lục và Singapore, vì cho rằng những công ty này đã âm mưu giúp Triều Tiên trốn tránh các biện pháp trừng phạt.
Cho đến nay, mặc dù Mỹ chỉ mới trừng phạt các công ty tương đối nhỏ như Công ty thương mại Đan Đông, nhưng có lý do để giới quan chức Bắc Kinh lo ngại rằng Washington có thể sẽ “đụng” tới các doanh nghiệp nhà nước và các ngân hàng lớn của Trung Quốc.
“Chúng tôi muốn nói với các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc rằng dù chỉ là nhân tố có liên quan thì cũng là một thành phần nằm trong trò chơi”, Derek Scissors, chuyên gia tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington, nói.
Chính quyền Tổng thống Trump gần đây cũng đã cảnh báo rằng nếu Trung Quốc không hợp tác với Mỹ về vấn đề Triều Tiên, thì Mỹ sẽ làm nhiều hơn thông qua những biện pháp trừng phạt thứ cấp nhằm vào không chỉ các công ty nhỏ, mà cả các tập đoàn lớn của nền kinh tế đứng thứ hai thế giới.
tin liên quan
Các ngân hàng Trung Quốc có thể bị Mỹ trừng phạt vì làm ăn với Triều TiênCác ngân hàng Trung Quốc sẽ phải theo dõi chặt chẽ Washington và
Bình Nhưỡng, vì họ có thể bị ảnh hưởng nặng nề nếu mối quan hệ Mỹ -
Triều Tiên trở nên căng thẳng hơn.
“Đối đầu với các tổ chức nổi tiếng như Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc sẽ là một vấn đề không đơn giản. Chính quyền mới của Mỹ sẽ tìm ra cách để không phải đưa ra biện pháp trừng phạt này”, Richard Nephew, chuyên gia nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Năng lượng toàn cầu thuộc Đại học Columbia (Mỹ), đồng thời cũng là cựu quan chức Mỹ, nhận định.
Bên cạnh ngân hàng thì dầu mỏ là bước khắc nghiệt nhất nếu Mỹ muốn gây sức ép lên Trung Quốc đối với vấn đề Triều Tiên. Đại lục đã gửi ít nhất 1 triệu tấn dầu thô cho hàng xóm của mình mỗi năm, chiếm gần như toàn bộ nguồn cung cấp.
“Hầu hết mặt hàng xuất khẩu này đều thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC)”, Kim Kyung Sool, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Kinh tế Năng lượng Hàn Quốc, cho biết.
Theo Ahn Chan-il, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul, việc Trung Quốc “tạm ngưng xuất khẩu dầu thô tới Triều Tiên có thể là tấm thẻ đỏ tối cao dành cho nước láng giềng. Mọi sinh hoạt của Triều Tiên hầu như sẽ phải bị dừng lại”.
Mặc dù việc xử phạt các công ty lớn của Trung Quốc là có khả năng, nhưng thực tế lại không chắc chắn. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 23.8 đã chỉ trích những động thái mới nhất của Washington, gọi đó là “phương pháp sai lầm”, và nói rằng Bắc Kinh có thể dùng luật của chính mình để trừng phạt lại những người vi phạm.
“Trung Quốc phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương bên ngoài khuôn khổ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đối với thực thể tổ chức trong nước hoặc cá nhân Trung Quốc”, Hua Chunying, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, cho hay.
Đại lục cũng lo lắng về việc các đồng minh thân cận của Mỹ sẽ áp đặt biện pháp trừng phạt của riêng họ. Hôm 25.8, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích Nhật Bản vì đã phạt các công ty và cá nhân của Trung Quốc, theo Tân Hoa xã.
“Trung Quốc không phải là một nước nhỏ để người khác có thể ép buộc bất cứ điều gì. Chắc chắn nước này sẽ không chấp nhận và sẽ có biện pháp đáp trả. Và điều đó chỉ khiến mối quan hệ Mỹ - Trung trở nên ngột ngạt hơn”, Yuan Zheng, thành viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Mỹ thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói.
tin liên quan
Nhật Bản trừng phạt ngân hàng Trung Quốc vì vấn đề Triều TiênNối tiếp Mỹ, chính phủ Nhật Bản mới đây cũng đã đưa ra các biện pháp trừng phạt lên ngân hàng và công ty của Trung Quốc vì các vấn đề có liên quan tới Triều Tiên.
Bình luận (0)