>> VAMC không thể ‘xử’ được hết nợ xấu
>> Không bán nợ xấu sẽ bị thanh tra
>> Khó khăn trong xử lý nợ xấu
>> Che giấu nợ xấu sẽ bị chế tài nghiêm khắc
>> Nhanh chóng xử lý “cục máu đông” nợ xấu
Càng giấu nợ, càng thua lỗ
Luật sư Trương Thanh Đức tại hội thảo có “cảm nhận” nợ xấu hiện không chỉ chiếm 4,56% tổng dư nợ như NHNN báo cáo, thực tế có thể là 10% đến 20%, thậm chí 30% tổng dư nợ. Bà bình luận gì về ý kiến này?
Cảm nhận cần có cơ sở và căn cứ vì khi công bố có thể đánh giá theo chất lượng, cũng có thể theo số lượng các khoản nợ hoặc nợ quá hạn, theo tình hình khả năng tài chính của khách hàng. Nếu phát ngôn phải căn cứ, dựa trên cơ sở nào và thời gian nào mới đảm bảo chính xác.
Có ý kiến cho rằng các ngân hàng đang che giấu nợ xấu, nếu chấp nhận khai thật và xử lý sớm cơ hội hồi phục nhanh hơn, thưa bà?
Theo tôi nợ xấu ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển ngân hàng (NH), nếu nhìn nhận đúng về nợ xấu các NH sẽ biết được điểm đứng, điểm xuất phát thực tế của mình ở đâu, tìm ra thuận lợi, khó khăn để đưa ra giải pháp phù hợp. Trên cơ sở đó thực hiện giải pháp cơ cấu nợ một cách hiệu quả nhất. Còn việc che giấu nợ xấu làm phản ảnh không đúng thực trạng của NH, giải pháp áp dụng không phù hợp sẽ kéo dài thời gian trì trệ, thua lỗ.
Cụ thể ngay từ bây giờ, ngân hàng nên làm gì?
Các NH phải nghiêm túc xem xét lại việc cơ cấu lại nợ cho các khách hàng của mình trên cơ sở tình hình tài chính cụ thể của họ, xác định lại khả năng trả nợ để cơ cấu lại. Như vậy để vừa phản ánh đúng thực trạng nợ của mình và tạo điều kiện để các khách hàng trả được nợ theo đúng kỳ hạn mới được cơ cấu lại.
Nợ xấu càng giấu ngân hàng càng chịu thua lỗ nặng - Ảnh: Ngọc Thắng
Hiện nay các Tập đoàn, Tổng công ty nợ xấu rất nhiều tại NH, nhưng họ không muốn bán nợ vì bán giá thấp, bán lỗ sợ bị truy cứu trách nhiệm khi để thất thoát tài sản. Vậy Công ty mua bán tài sản quốc gia (VAMC) định giá thế nào và mua sao được?
Vấn đề này sẽ có cơ quan định giá độc lập và mình phải tin tưởng họ làm việc công khai, minh bạch, thẳng thắn và trung thực, đó là cán cân công lý. Làm sao xác định rõ quyền lợi nghĩa vụ, trách nhiệm từng bên trước pháp luật, còn nói giá thấp hay cao phải có chuyên môn.
Chuyên gia Tài chính, luật sư Trương Thanh Đức (Hiệp hội Ngân hàng): Ngân hàng Nhà nước báo cáo nợ xấu chiếm 4,65% tổng dư nợ. Con số này vẫn ở dưới mức an toàn 5% nhìn thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu vậy thì thực sự không cần thành lập VAMC, bởi thường các quốc gia khi thấy vấn đề quá nghiêm trọng mới cần. Thực tế, nợ xấu thực tế theo tôi cảm nhận có thể từ 11,5% đến 20% (do các NH đã đảo nợ được khoảng 6-7%). Con số 4,65% chắc chắn không có Vinalines và Vinashin, con số thật mà cũng theo nhiều tài liệu và chuyên gia nói rằng chừng 20%. Với cảm nhận của tôi tối thiểu 20%, loanh quanh 30%, có NH nợ xấu thực sự 90%, và tôi biết ít nhất một NH ở Hà Nội này. |
Anh Vũ
Bình luận (0)