Các phương pháp phòng ngừa hội chứng Tech Neck

04/11/2020 08:08 GMT+7

Theo trang Healthline , hội chứng Tech Neck là hậu quả của việc sai tư thế khi nhìn vào màn hình điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử. Sai tư thế nghĩa là khi cằm, vai hướng ra phía trước, cổ gập xuống trong một khoảng thời gian dài.

Các triệu chứng thường thấy của hội chứng Tech Neck là đau, căng cứng cổ và lưng trên, đau co thắt cơ bắp, đau vai cục bộ, đau đầu. Trong một số trường hợp, ta có thể cảm thấy đau nhức, bỏng rát, châm chích, nhói, thậm chí tê và ngứa ran bàn tay.
Cùng với sự bùng phát của Covid-19, hình thức làm việc tại nhà trở nên phổ biến, tình trạng thất nghiệp hoặc “không có gì làm” gia tăng khiến cho tần suất sử dụng các loại thiết bị điện tử ngày càng dày đặc, tạo thành thói quen xấu dẫn đến hội chứng Tech Neck nói trên.
Trang Healthline đã gợi ý cách phòng ngừa và khắc phục hội chứng Tech Neck như sau:

1. Điều chỉnh tư thế ngồi và sắp xếp khu vực làm việc hợp lý

 Cần lưu ý luôn ngồi thẳng lưng, đặt thiết bị điện tử ở vị trí vừa tầm tay, ngang tầm mắt, tránh đưa cằm và vai về phía trước quá nhiều. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng thiết bị điện tử ở bàn trà thấp, trên giường, hay trên ghế sofa, chúng ta nên có một không gian làm việc tạo đủ điều kiện để có tư thế ngồi chuẩn nhất, đồng thời để gia tăng hiệu quả làm việc, học tập khi cần thiết.

2. Không ngồi một chỗ quá lâu

 Nghỉ giải lao sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng sử dụng thiết bị điện tử. Việc này không chỉ ngăn chúng ta ngồi quá lâu ở một tư thế, mà còn giúp mắt được thư giãn và điều tiết tốt hơn. Trong khoảng thời gian nghỉ giải lao, hãy thực hiện những động tác vươn vai, giãn cơ, đi lại xung quanh, để tránh các khớp, cơ bắp bị đơ cứng, đau nhức.

3. Áp dụng các bài tập giãn cơ và yoga

Một vài động tác giãn cơ (ảnh) và yoga có thể giúp phòng ngừa Tech Neck. Chẳng hạn, hai tay vòng lại sau lưng, lưng để thẳng, chậm rãi ngửa đầu ra sau, sau đó cúi mặt về trước, rồi lần lượt nghiêng đầu sang hai bên trái phải; đứng gập người, hai tay nắm lại đặt sau ót, mặt đối mặt với đầu gối, chậm rãi đưa người lần lượt sang hai bên...
Trong trường hợp đau nhiều và không giảm, cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.