Các quy tắc ăn kiêng dành cho người bị tiểu đường

Khuê Nguyễn
Khuê Nguyễn
20/10/2021 00:06 GMT+7

Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường (đái tháo đường), việc kiểm soát lượng đường trong máu của bạn là quan trọng nhằm tránh các biến chứng.

Người ta thường nói rằng, thực phẩm của bạn có khả năng chữa bệnh, ăn đúng loại thực phẩm cũng có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường về lâu dài.

Nếu bạn đang bị bệnh tiểu đường và đã sẵn sàng thay đổi chế độ ăn uống, dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống đơn giản mà bạn có thể làm theo, theo Times of India.

1. Đừng quá mê cái gọi là thực phẩm dành cho người tiểu đường

Khi ngày càng có nhiều người mắc bệnh tiểu đường thì trên thị trường tràn ngập các lựa chọn thực phẩm được dán nhãn thân thiện với bệnh nhân tiểu đường.

Nhưng hầu như không có bằng chứng nào cho thấy những thực phẩm này có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn là ăn uống lành mạnh.

Trên thực tế, chúng có thể chứa nhiều calo như bất kỳ thực phẩm đóng gói nào khác, có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn.

2. Chọn thực phẩm toàn phần thay vì thực phẩm bổ sung

Không có bằng chứng cho thấy chất bổ sung khoáng chất và vitamin có thể giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường.

Vì vậy, hãy hỏi bác sĩ cẩn thận, đừng tự ý bổ sung.

Tốt nhất là bạn nên lấy các chất dinh dưỡng cần thiết từ thực phẩm vì chất bổ sung có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của bạn và làm cho bệnh tiểu đường trở nên phức tạp, theo Times of India.

3. Ăn nhiều trái cây và rau quả

Người bệnh tiểu đường nên ăn nhiều trái cây và rau củ

Shutterstock

Ai cũng biết trái cây và rau quả rất tốt cho chúng ta. Trên thực tế, trái cây là một lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn nhẹ.

Chọn trái cây làm đồ ăn nhẹ để cung cấp cho bạn vitamin, khoáng chất và chất xơ.

Trái cây nguyên chất tốt cho tất cả mọi người, ngay cả đối với bệnh nhân tiểu đường. Trái cây có lượng đường tự nhiên, không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về trường hợp bệnh tiểu đường của bạn, nên ăn những loại trái cây nào.

Chọn trái cây nguyên quả thay vì nước ép trái cây. Ăn nhiều phần nhỏ trong ngày sẽ tốt hơn là ăn một phần lớn mỗi ngày một lần. Cũng không nên ăn quá nhiều, cần lưu ý: sự điều độ là chìa khóa của sức khỏe.

4. Có chất béo lành mạnh

Cũng giống như bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác, chất béo cũng quan trọng không kém để chúng ta khỏe mạnh.

Chất béo cung cấp cho chúng ta năng lượng nhưng các loại chất béo khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta theo những cách khác nhau.

Chọn thực phẩm có chất béo lành mạnh hơn như các loại hạt không ướp muối, quả bơ, cá nhiều dầu, dầu ô liu, dầu hạt cải và dầu hướng dương.

Chất béo bão hòa có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu. Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, bơ sữa trâu, mỡ heo, bánh ngọt, bánh nướng, bánh quy...

5. Ăn ít muối

Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

SHUTTERSTOCK

Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng nguy cơ cao huyết áp, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Và khi bạn đang mắc bệnh tiểu đường, bạn thậm chí còn có nhiều nguy cơ mắc tất cả các tình trạng này hơn.

Để cắt giảm lượng muối, hãy nói không với thực phẩm đóng gói sẵn vì chúng có quá nhiều muối.

Bạn có thể hoán đổi muối với các loại thảo mộc và gia vị khác nhau để có thêm hương vị đó.

Mê đồ ăn mặn, người Mỹ được khuyên giảm muối để giữ sức khỏe

6. Ăn ít thịt đã qua chế biến và thịt đỏ

Thịt đỏ và thịt đã qua chế biến như giăm bông, thịt xông khói, xúc xích, thịt cừu và thịt bò có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và ung thư.

Hãy thay thịt đã chế biến bằng đậu, trứng, cá, thịt gia cầm và các loại hạt không ướp muối.

Những lựa chọn này cũng giàu chất xơ và không ảnh hưởng quá nhiều đến lượng đường huyết của bạn. Điều này làm cho chúng trở thành một sự hoán đổi tuyệt vời cho thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, theo Times of India.

Bạn cũng có thể ăn cá hồi và cá thu. Đây là những loại cá có dầu giàu omega-3, giúp bảo vệ trái tim của bạn.

Hãy cố gắng ăn hai phần cá có dầu mỗi tuần.

7. Chất xơ

Cố gắng có ít nhất 8 gram chất xơ mỗi bữa, đặc biệt là khi bạn cũng đang ăn thực phẩm giàu carbohydrate.

Điều này sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh và giúp bạn no lâu hơn.

Điều này càng trở nên quan trọng hơn vì bệnh tiểu đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Đảm bảo bao gồm các loại thực phẩm như đậu Hà Lan, đậu, yến mạch, lúa mạch, táo, lê, quả mọng, khoai lang, mầm cải Brussel, bông cải xanh, cà rốt và củ cải đường trong chế độ ăn hằng ngày của bạn.

8. Ăn thực phẩm toàn phần

Chọn ăn 100% bột mì và bánh mì nguyên cám. Dùng gạo lứt thay vì gạo trắng sẽ tốt hơn.

Bạn cũng có thể bao gồm các loại ngũ cốc như yến mạch và lúa mạch.

Những lựa chọn này sẽ giúp bạn no lâu hơn và không dẫn đến tăng đột biến lượng đường trong máu ngay lập tức, theo Times of India.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.