Cận cảnh bãi tạm giữ xe vi phạm chật cứng: Quá tải và lãng phí

Cận cảnh bãi tạm giữ xe vi phạm chật cứng: Quá tải và lãng phí

21/01/2024 08:12 GMT+7

Công an TP.HCM cho biết hầu hết bãi tạm giữ xe vi phạm trên địa bàn đều đang quá tải, gây khó khăn trong công tác giám sát quản lý, bảo quản phương tiện vi phạm cũng như tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.

Ngày 19.1.2024, phóng viên Báo Thanh Niên ghi nhận tại 4 bãi tạm giữ xe vi phạm của CSGT thuộc quận 7, quận Bình Tân và thành phố Thủ Đức (TP.HCM). Ngoài tình trạng chật cứng, hàng ngàn phương tiện nguy cơ trở thành phế liệu sau thời gian lâu phơi mưa, phơi nắng, nguy cơ cháy nổ tại các bãi xe này cũng là một mối nguy tiềm tàng.

Chật cứng bãi tạm giữ xe vi phạm: Quá tải và lãng phí


Cận cảnh bãi tạm giữ xe vi phạm chật cứng: Quá tải và lãng phí- Ảnh 1.

Bãi tạm giữ phương tiện ngay giao lộ Hồ Văn Long - Võ Trần Chí của Công an quận Bình Tân khá “hoành tráng” nhưng thực chất phần lớn đều cũ kỹ, rỉ sét.

TRẦN DUY KHÁNH

Cận cảnh bãi tạm giữ xe vi phạm chật cứng: Quá tải và lãng phí- Ảnh 2.

Bên trong bãi xe rộng khoảng 3.000 mét vuông trên đường Nguyễn Văn Quỳ (quận 7) là nhiều phương tiện chất đống, không có mái che, cây cỏ mọc um tùm.

TRẦN DUY KHÁNH

Người vi phạm bỏ phương tiện

Phòng CSGT (PC08) Công an TP.HCM cho hay bên cạnh việc người vi phạm nồng độ cồn bỏ phương tiện, thì số lượng xe "cà tàng", xe ba gác bị bắt giữ trong các đợt ra quân cũng bị người vi phạm "lãng quên" rất nhiều. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến các kho bãi tạm giữ xe vi phạm quá tải.

Theo PC08, đơn vị này đã cố gắng sắp xếp các phương tiện, tang vật vi phạm hành chính tại các kho, bãi. Tuy nhiên, hiện diện tích kho bãi chưa đáp ứng nhu cầu tiếp nhận tang vật, phương tiện vi phạm.

Trớ trêu phạt xe cà tàng: Không giấy tờ, không đèn gương và không cần xe

Quá trình thanh lý, xử lý kéo dài

Công an TP.HCM nhìn nhận quá trình thực hiện thủ tục đấu giá tang vật phương tiện bị tạm giữ, tịch thu liên quan đến quyền sở hữu của công dân theo quy định của Hiến pháp.

Chính vì vậy, quy định về thủ tục, trình tự tịch thu, xử lý, bán đấu giá tang vật, phương tiện bị tạm giữ rất chặt chẽ, tốn nhiều thời gian.

Cụ thể, để tịch thu, bán đấu giá tang vật, phương tiện bị tạm giữ thì phải thực hiện nhiều bước theo quy định của pháp luật như: tổ chức xác minh, giám định số khung, số máy phương tiện; đăng báo tìm chủ sở hữu; lập phương án xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu báo cáo về Bộ Công an (qua Cục Nghiệp vụ phê duyệt).

Sau đó, Công an TP.HCM ra quyết định phê duyệt phương án cho bán đấu giá và tổ chức các bước bán đấu giá tài sản theo quy định.

Từ chuyện ‘hồn nhiên’ livestream bán 7.000 xe máy: Công an thanh lý tang vật thế nào?

Một cán bộ CSGT TP.HCM cho biết hiện nay quy trình thủ tục để thanh lý phương tiện bị người vi phạm bỏ luôn trải qua nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian.

Với một xe bị tịch thu, quy trình xử lý để thanh lý được phương tiện từ khi người vi phạm bỏ xe phải tuân thủ thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là 12 tháng. Ngoài ra, phải trải qua các bước xác minh, thông báo, tịch thu, thẩm định giá, bán đấu giá mất khoảng 2 năm. Bên cạnh đó, không có quy định thu lệ phí trông giữ xe tạm giữ nên không có nguồn kinh phí tái đầu tư, cải tạo, sửa chữa kho bãi.

Tình trạng này gây khó khăn trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa các bãi xe vi phạm để đảm bảo an toàn, đặc biệt là PCCC.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.