Cận cảnh giếng trữ nước ngọt gần 100 tuổi sâu dưới lòng đất giữa Sài Gòn
(TNO) Đầu những năm 1900 đến 1930, để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng, chính quyền Sài Gòn đã cho xây dựng thêm một số giếng cạn trữ nước sạch cung cấp cho người dân.
Tự động phát
(TNO) Đầu những năm 1900 đến 1930, để đáp ứng nhu cầu nước gia tăng, chính quyền Sài Gòn đã cho xây dựng thêm một số captage (cụm giếng cạn) ở ngoại vi thành phố như Tân Sơn Nhất (xây năm 1908), Phú Thọ (1910), Gò Vấp (1923) nhằm trữ nước sạch cung cấp cho người dân.
Vào mùa mưa, mực nước tĩnh trong giếng cao hơn họng thu khiến nước tự chảy về giếng trung tâm. Mùa khô, mực nước tĩnh xuống thấp nên phải dùng bơm đưa nước từ giếng cạn về giếng trung tâm.
[CLIP] Khám phá giếng trữ nước ngọt gần 100 tuổi sâu dưới lòng đất ở Sài Gòn
|
Thường mỗi captage có từ 10 - 20 giếng cạn. Các giếng cạn trong hệ thống captage thường được bố trí theo hình tròn đưa nước về giếng trung tâm nằm ở giữa. Từ giếng trung tâm, nước sẽ được xử lý, khử trùng rồi được bơm vào các hồ chứa, thủy đài hoặc đưa thẳng ra đường ống phân phối cho người dùng.
Hiện phần lớn các captage đều bị vùi lấp hoặc phá bỏ. Captage Gò Vấp là một trong số ít giếng trung tâm còn sót lại. Captage Gò Vấp nằm trong khuôn viên Công viên Gia Định nay được cải tạo, lót lại sàn để lấy chỗ làm việc cho đội thi công tu bổ của Công ty cấp nước Trung An, một công ty con thuộc Tổng công ty cấp nước Sài Gòn.
PV Thanh Niên Online ghi lại hình ảnh giếng trữ nước ngọt thời Pháp nằm sâu dưới lòng đất còn sót lại.
tu bổ của Công ty cấp nước Trung An
Bình luận (0)