Là nút giao thông quan trọng cửa ngõ Tây Bắc TP.HCM, vòng xoay cầu vượt An Sương giao giữa các trục QL.1 - QL.22 - Trường Chinh.
Trong đó, QL.22 là tuyến giao thông huyết mạch nối TP.HCM với Tây Ninh đi cửa khẩu Mộc Bài giáp biên giới Campuchia; QL.1 là đường nối không chỉ riêng TP.HCM mà các tỉnh Đông Nam Bộ, Trung Bộ ..., đi các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long; đường Trường Chinh là trục giao thông chính nối khu vực Tây Bắc vào trung tâm TP.
Mỗi ngày, nút giao thông An Sương phải gánh hàng triệu lượt phương tiện các loại qua lại, biến khu vực thành điểm nóng kẹt xe, điểm đen tai nạn giao thông khiến người dân bất an khi lưu thông qua đây.
Trước tình hình trên, Sở GTVT TP.HCM đã lập đề án xây dựng hầm nối đường Trường Chinh (Q.12) chui qua chân vòng xoay cầu vượt An Sương nối với QL.22 (H.Hóc Môn) với hai nhánh hầm N1 và N2.
|
Theo đó, Nhánh N1 (trung tâm TP.HCM - Tây Ninh) dài 445m, trong đó phía hầm hở đường Trường Chinh dài 140m; hầm kín chui qua chân vòng xoay dài 125m, hầm hở phía QL.22 dài 180m.
Nhánh N2 dài 385m, trong đó phía hầm hở QL.22 dài 120m, đoạn hầm kín dài 125m, hầm hở phía đường Trường Chinh dài 140m. Mỗi hầm rộng 9m, thiết kế cho 1 làn xe ô tô và 1 làn xe hỗn hợp lưu thông một chiều. Khoảng cách giữa hai hầm từ 9 - 12m. Tổng mức đầu tư dự án là 514 tỷ đồng. Công trình có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7.
tin liên quan
Cận cảnh hầm chui giảm kẹt xe cảng Cát Lái sắp hoạt động ở TP.HCMNgày 25.1, theo ghi nhận của báo Thanh Niên, nhánh hầm N1 (hướng TP.HCM - Tây Ninh) cơ bản đã hoàn thành. Lan can và thành cầu phía hầm hở đường Trường Chinh đã thi công xong, nền hầm đổ bê tông kiên cố (chuẩn bị trải thảm nhựa).
Phía trong đoạn hầm kín, hàng chục công nhân đang tháo rời những giàn giáo sắt ra ngoài. Đồng thời, đường cống thoát nước dọc theo đường hầm cũng được công nhân đậy nắp bê tông cố định. Mọi công việc diễn ra hết sức khẩn trương.
Trong khi đó, phía hầm hở QL.22, cũng được công nhân thi công gấp rút các công đoạn tạo khe giãn hầm, vận chuyển vật liệu rơi vãi ra ngoài chuẩn bị trải thảm nhựa bê tông thời gian tới. Phía trên mặt hầm, công tác tái lập mặt đường cũng đang được tiến hành. Việc xây dựng hầm khiến diện tích mặt đường bị thu hẹp, giao thông qua lại khu vực cũng thường xuyên ùn ứ cục bộ vào các giờ cao điểm.
|
Trao đổi với báo Thanh Niên, ông Nguyễn Cường Thịnh, Trưởng tư vấn giám sát hầm chui An Sương cho biết, nhánh N1 hiện thi công xong 7/7 đốt hầm hở trên đường Trường Chinh, 5/5 đốt hầm kín và 7/8 đốt hầm hở phía QL.22.
Dự án hầm chui An Sương nằm ở cửa ngõ Tây Bắc TP nên lượng phương tiện đi lại rất đông. Nhà thầu phải vừa thi
công và phân luồng đảm bảo giao thông; thi công đến đâu, tái lập mặt đường đến đó để trả lại không gian cho phương tiện đi lại.
tin liên quan
Kẹt xe triền miên ở Cát Lái: CSGT TP.HCM giải thích nguyên nhân như thế nào?công và phân luồng đảm bảo giao thông; thi công đến đâu, tái lập mặt đường đến đó để trả lại không gian cho phương tiện đi lại.
“Chúng tôi hiện cố gắng hết sức thực hiện, bố trí công nhân thi công liên tục trong cả thời gian tết Nguyên đán để sớm đưa công trình vào hoạt động, phục vụ người dân ”, ông Thịnh cho biết.
Theo ông Phạm Ngọc Dũng, Giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 3, nhánh hầm chui N1 dự kiến hoàn thành cuối tháng 3.2018. Sau khi hoàn thành, đơn vị sẽ tiếp tục thi công đường hầm N2 (hướng Tây Ninh - TP.HCM) còn lại.
“Khi hầm chui hoàn thành, đây sẽ là nút giao thông 3 tầng tại TP.HCM, kỳ vọng giúp phương tiện giao thông qua khu vực dễ dàng, không xảy ra ùn ứ và giảm tai nạn giao thông”, ông Dũng cho biết.
|
|
|
|
|
|
|
Bình luận (0)