• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Cảnh báo siêu bão mặt trời

08/02/2013 08:11 GMT+7

(TNO) Thế giới sẽ có khoảng 30 phút cảnh báo sớm khi “siêu bão mặt trời” quất thẳng vào Trái đất và phá sập hệ thống liên lạc viễn thông trên địa cầu.

Siêu bão mặt trời xuất hiện mỗi 200 năm một lần, với lần cuối cùng vào năm 1859, và các nhà khoa học đang chuẩn bị cho sự kiện có thể làm tê liệt các hệ thống viễn thông, bao gồm GPS và điện thoại di động.

Tin tức đáng sợ trên đã được công bố sau khi Hàn lâm viện Hoàng gia về Kỹ sư của Anh thúc giục chính quyền nước này sớm thành lập Ủy ban Khí tượng Không gian để có sự chuẩn bị cần thiết nhằm tránh thảm họa đã biết trước.


Siêu bão mặt trời sẽ xuất hiện trong thời gian tới - Ảnh: Reuters

Dù các sự kiện thời tiết không gian luôn diễn ra theo chu trình như thường lệ, Trái đất vẫn chưa hứng siêu bão mặt trời nào kể từ khi bắt đầu kỷ nguyên không gian.

Dựa trên dữ liệu thu thập được, các chuyên gia cho hay khi siêu bão diễn ra cách đây gần 200 năm, địa cầu đối mặt với một đợt sóng hạt chứa điện tích theo sau một vụ nổ lớn trong bầu khí quyển mặt trời và giải phóng năng lượng. Hậu quả là các tháp điện báo bị bốc cháy, trong khi một số nơi trên thế giới diễn ra hiện tượng cực quang tuyệt đẹp.

Tất nhiên, lúc đó chưa có vệ tinh hoặc các con chip vi mạch nhạy cảm nằm trên đường tấn công của bão từ.

Theo Telegraph dẫn lời giới chuyên gia Anh, một khi siêu bão tấn công, trong điều kiện hiện nay, nó sẽ đánh sập 1/10 số vệ tinh trong nhiều ngày, làm gián đoạn khả năng định hướng của máy bay và tàu thuyền.

Các tín hiệu GPS có thể bị gián đoạn từ một đến ba ngày. Đối với những máy bay đang ở trên không, hành khách cũng bị phơi nhiễm lượng bức xạ tương đương ba lần quét CT.

Hiện một vệ tinh già cỗi gọi là ACE có thể cung cấp cảnh báo sớm khi một đợt phun trào vật chất vành nhật hoa xuất hiện. Vệ tinh thay thế cho ACE, tên Discover, dự kiến sẽ trực chỉ quỹ đạo Trái đất vào năm 2014, theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA).

Hạo Nhiên

>> Sao chổi có thể tồn tại ngoài hệ mặt trời
>> Kỷ lục về hiệu suất điện mặt trời
>> Giả thuyết mới về hệ mặt trời
>> Sao chổi mới đang tiến đến mặt trời
>> Thu quang năng theo hướng mặt trời
>> Siêu bão mặt trời
>> Con người chịu được bức xạ trên sao Hỏa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.