Từ thử việc đến việc thật
Sau kỳ thực tập 3 tháng tại Indonesia rồi quay trở về VN, Trần Thị Ngọc Ngân, cựu sinh viên ngành quản trị kinh doanh của một trường ĐH ở TP.HCM, đã mạnh dạn tìm kiếm các công việc ở nhiều nước. Tháng 5 này, Trần Thị Ngọc Ngân sẽ sang Malaysia với hợp đồng 2 năm vị trí tư vấn tiếp thị cho Google.
“Đây giống như bước ngoặt trong cuộc đời mình. Khi ra trường, mình còn khá mơ hồ về công việc tương lai. Khi đăng ký chương trình thực tập mục đích chủ yếu để tìm ra định hướng của bản thân. Sau 3 tháng trải nghiệm ở nước ngoài, điều tôi có được là tự tin hơn, mở mang kiến thức nhiều hơn, biết cách sống và thích nghi trong môi trường quốc tế”.
Trung tâm nơi Ngân thực tập có nhiều chi nhánh ở Jakarta, Jorjakarta, Bandung… với vai trò là nhân viên marketing, Ngân phải đi thực địa nhiều nơi. Cũng nhờ vậy, Ngân có thêm kinh nghiệm làm việc với nhiều địa phương.
tin liên quan
Những người trẻ thách thức để thay đổiQuang Duy chia sẻ thêm: “Trong quá trình làm việc tôi tranh thủ đi nhiều nơi, tìm hiểu về môi trường kinh doanh, tập quán địa phương, văn hóa làm việc của họ… Đầu năm 2019, công ty của tôi đã mời tôi về làm giám đốc, phụ trách điều hành mảng xuất nhập khẩu giao thương giữa Trung Quốc qua Myanmar”.
Sau kỳ thực tập năm 2018 tại Ấn Độ, Nguyễn Thị Diễm My, sinh viên một trường ĐH ở TP.HCM, quay trở về học tiếp năm 4 đại học. Hiện Diễm My tiếp tục thực tập tại một công ty ở TP.HCM. “Kỳ thực tập tại Ấn Độ là một trong những điểm nhấn quan trọng trong quá trình học tập cũng như trưởng thành của tôi. Ở vị trí nhân viên marketing trong công ty, tôi vừa làm việc với nhiều anh chị người địa phương, vừa giao lưu với hơn 20 sinh viên từ hơn 20 quốc gia đến thực tập. Môi trường đa văn hóa đòi hỏi tôi phải nỗ lực để khẳng định mình, đồng thời phải am hiểu văn hóa của nhiều nước để có thể làm việc đội nhóm hiệu quả. Hơn nữa, đó là quá trình mà những người trẻ giống tôi tự thử thách bản thân, rời xa sự bảo bọc của gia đình, làm quen với môi trường mới, cách sống khác, thức ăn cũng khác… làm sao để “sống sót”. Sau kỳ thực tập tôi được mở mang khá nhiều về tầm nhìn, nhìn một sự vật dưới nhiều góc độ, có cách xử lý phù hợp hơn trong công việc”.
Công dân toàn cầu
Ông Phạm Nguyễn Sơn Tùng, giảng viên một trường ĐH ở TP.HCM, cho biết: “Hằng năm tôi có nhiều sinh viên đi thực tập tại nhiều công ty công nghệ ở nước ngoài. Đây là bước chuyển giao có ý nghĩa rất lớn đối với công việc của các bạn sau này. Đặc biệt, các bạn có cơ hội trở thành công dân toàn cầu, vì được làm việc trong môi trường có nhiều bạn bè quốc tế, hiểu được phong cách làm việc, văn hóa làm việc. Sau này bạn có thể làm bất kỳ nơi đâu bạn muốn. Thứ hai là tự lập hơn. Bởi đến một đất nước xa xôi, thậm chí không quen biết ai, bạn phải học và làm mọi thứ. Nói chung đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Ông Tùng chia sẻ thêm: “Với sinh viên Việt Nam, thời điểm để chọn đi thực tập tại nước ngoài nên vào khoảng năm 3 hoặc 4 nếu học ĐH trong nước. Để tăng lợi thế của bản thân, từ năm 1, 2 có thể đi thực tập ở công ty trong nước cho có kinh nghiệm. Sang năm thứ 3, 4 thì đi thực tập ở nước ngoài để có thêm môi trường cọ xát. Cơ hội được giữ lại làm việc là rất lớn”.
Bình luận (0)