|
* Xin ông cho biết thời gian tới việc cấp phép bài hát sáng tác trước 1975 sẽ như thế nào?
- Chúng ta thấy trước đây việc cấp phép bài hát trước 1975 chưa phù hợp. Mở rộng ra, với các bài hát, Cục cũng nghĩ đến việc công bố bài hát được phép hát. Nhưng việc cập nhật này rất nhiều, chúng tôi không đủ điều kiện và nhân lực để làm. Hơn nữa giới trẻ sáng tác rất nhanh.
tin liên quan
Không còn khái niệm bài hát trước 1975 và nghệ sĩ Việt kiềuDự kiến trong nghị định mới, địa phương chịu trách nhiệm các hoạt động văn hóa giải trí. Chẳng hạn, biểu diễn trong khách sạn thì khách sạn chịu trách nhiệm. Các đơn vị tổ chức chương trình xin phép tại địa phương. Địa phương có quyền lựa chọn. Kể cả khi không có danh sách bài hát được hát công bố, thì cán bộ Sở cũng cần phải biết bài hát đó có nói xấu đất nước hay không. Họ cần có năng lực thẩm định ca khúc. Nhân lực địa phương phải đủ trình độ xứng tầm công việc.
Nguyên tắc chung, bài hát không được vi phạm pháp luật. Chúng tôi cũng đặt vấn đề an ninh chính trị của đất nước là số 1.
|
* Khi chuyển giao trách nhiệm cấp phép bài hát cho địa phương, liệu có khả năng do sợ trách nhiệm, họ sẽ từ chối cấp phép cho hát những bài hát mà đáng lẽ họ không nên từ chối không?
- Không đến nỗi như vậy đâu. Cái này không phải là đẩy trách nhiệm mà là trao thêm. Thực ra rủi ro thì mình không tránh hết được. Nhưng cũng không nên chỉ vì một hướng rủi ro mà cấm cả để tiện cho quản lý mà không tiện cho người dân dùng. Tuy nhiên, nếu cán bộ địa phương năng lực yếu, cứ cấm bừa thì cũng phải phạt, thậm chí phải thay. Nguồn nhân lực trong bộ máy nhà nước cần nâng cao chất lượng.
* Liệu có thể có một danh sách bài hát cấm tồn tại “ngầm” không?
|
* Hiện tại, các MV hay việc biểu diễn trên môi trường số không hẳn là trách nhiệm của Bộ VH-TT-DL. Vậy chúng ta quản lý nội dung bài hát như vậy thế nào?
- Trên các môi trường, mọi nội dung xấu không được công bố. Việc đó hiện do Bộ TT-TT quản lý. Nếu phát hiện vi phạm văn hóa thì Bộ VH-TT-DL, an ninh văn hóa cũng phải tham gia. Ở đây cần sự đồng bộ liên bộ với nhau.
Đã từng có trường hợp Sở không đồng ý cho một chương trình biểu diễn, nhưng Cục lại đồng ý. Như vậy sẽ có nguy cơ một chương trình không xin được chỗ này lại đi xin chỗ khác.
Cục khi soạn thảo cũng bàn về vấn đề này. Đó chính là bản sắc. Bài hát này hát được ở tỉnh này nhưng tỉnh khác không được vì tính chất văn hóa vùng khác nhau do vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng chẳng hạn.
* Việc cấp phép cho nghệ sĩ VN ở nước ngoài sẽ ra sao thưa ông?
- Hiện nay chúng ta đang cấp phép để nghệ sĩ Việt kiều biểu diễn cho đơn vị tổ chức. Tuy nhiên thời gian tới chúng tôi sẽ cấp cho chính nghệ sĩ. Giấy phép cấp có thể trong 6 tháng hoặc 1 năm.
* Hiện tại, có quy định có thể xin cấp phép chương trình ở tỉnh này, rồi lại đi biểu diễn ở tỉnh khác. Việc này sẽ ra sao trong nghị định mới, thưa ông?
- Đấy là điều bất cập. Diễn ở tỉnh nào xin phép ở tỉnh đó để việc quản lý được đồng bộ. Mình sẽ thay đổi điều này để thuận lợi cho quản lý. Chứ không thể để trường hợp họ không có quyền mà lại bắt họ chịu trách nhiệm được.
* Nói chuyện trách nhiệm, liệu có nên “bổ đầu” trách nhiệm của người hát những bài hát gây nguy hại cho an ninh chẳng hạn. Cục có định “khởi động” lại việc cấp thẻ hành nghề biểu diễn cho nghệ sĩ để quản lý tới từng cá nhân không?
- Chúng tôi chưa thấy điều này thuyết phục. Điều đó có thể lợi cho công tác quản lý, nhưng khi làm nghị định thì phải đặt quyền lợi của người dân trước. Với nghệ sĩ Việt kiều mình cho phép biểu diễn trong khoảng thời gian nhất định thì cũng là việc cấp thẻ hành nghề. Nếu họ hát “nhảm”, đạo diễn chương trình sẽ phải chịu trách nhiệm. Sẽ có hành lang là tước quyền đạo diễn, kể cả tước danh hiệu. Lãnh đạo địa phương cũng có thể bị phạt nặng. Giám đốc sở ấy, vì giao quyền cho địa phương mà anh không làm được thì anh bị phạt nặng. Thậm chí có thể cách chức giám đốc sở nếu xảy ra vi phạm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới an ninh quốc gia.
Bình luận (0)