Câu chuyện trách nhiệm pháp lý của công chứng viên

Phan Thương
Phan Thương
19/12/2024 05:38 GMT+7

Việc Công an TP.HCM khởi tố công chứng viên Nguyễn Duy Thức vì thiếu trách nhiệm trong công chứng mua bán đất, dẫn đến hậu quả Trịnh Trường Giang, Trần Thanh Hải chiếm đoạt của ông H.N.D 15,7 tỉ đồng là một trường hợp thu hút giới nghiên cứu luật.

Việc Công an TP.HCM khởi tố công chứng viên (CCV) Nguyễn Duy Thức (Văn phòng công chứng (VPCC) Đầm Sen, nay đổi tên thành VPCC Nguyễn Thị Sáu) vì thiếu trách nhiệm trong công chứng mua bán đất, dẫn đến hậu quả Trịnh Trường Giang, Trần Thanh Hải chiếm đoạt của ông H.N.D 15,7 tỉ đồng là một trường hợp thu hút giới nghiên cứu luật.

Theo hồ sơ vụ án, lợi dụng sự tin tưởng của chủ nhà là bà Đ.T.T giao giấy tờ nhà cho Giang làm thủ tục, bị cáo này và Trần Thanh Hải làm một hợp đồng ủy quyền, ghi bà T. ủy quyền cho Hải mua bán căn nhà. Ông D. tin tưởng mua căn nhà và thủ tục được thực hiện tại VPCC Đầm Sen. Trong năm 2023, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, và TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm tuyên phạt Giang 18 năm tù, Hải 7 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", đồng thời buộc Giang bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông D.

Về vai trò của các CCV Nguyễn Duy Thức, Ngụy Cao Khánh, cấp sơ thẩm TAND TP.HCM nhận định: Khánh (soạn thảo hợp đồng) và Thức đã vi phạm thủ tục công chứng được quy định tại điều 4, luật Công chứng năm 2015, khi công chứng hợp đồng ủy quyền giữa bà T. và ông H.N.D nhưng không trực tiếp chứng kiến bà T. ký vào hợp đồng và lăn tay. Về trách nhiệm của hai cá nhân trên, cơ quan điều tra (CQĐT) và Viện KSND TP.HCM sau khi điều tra bổ sung đã kết luận không có cơ sở để xử lý hình sự, nên HĐXX sơ thẩm không có cơ sở để xem xét.

Sau đó, Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị bản án sơ thẩm vì cho rằng bỏ lọt người phạm tội là Thức và Khánh, đồng thời cần tuyên buộc VPCC Đầm Sen liên đới bồi thường cho người bị hại. HĐXX phúc thẩm y án sơ thẩm, và tiếp tục kiến nghị CQĐT Công an TP.HCM điều tra làm rõ vai trò của Thức, Khánh, nếu có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo quy định pháp luật

Như vậy, đến nay CQĐT đã xử lý "gốc" và "ngọn" vụ án. Điều cần được dõi theo thời gian tới là: Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của CCV, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng như thế nào.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.