Các lãnh đạo quân sự và chiến lược Mỹ đã cảnh báo về làn sóng bạo lực và những dấu hiệu cho thấy các nước có phần lớn dân cư theo Hồi giáo như Bangladesh, Philippines có thể là lãnh địa mới của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS), theo Defense News ngày 3.8.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ hôm 27.7 phát biểu tại Quỹ sáng kiến tái thiết Nhật Bản rằng các nước trong khu vực cần hợp tác để ngăn chặn IS lan sang khu vực từ Ấn Độ Dương đến châu Á-Thái Bình Dương.
Những dấu hiệu cho thấy IS đang có ý định bành trướng sang khu vực này gồm vụ tấn công tại một nhà hàng ở Bangladesh ngày 2.7 làm 20 người nước ngoài thiệt mạng. Một nhóm vũ trang tuyên bố trung thành với IS đã nhận trách nhiệm vụ tấn công. Đó là vụ mới nhất trong số hàng loạt cuộc tấn công khủng bố tàn bạo nhắm vào người nước ngoài ở Bangladesh.
tin liên quan
IS tuyên chiến với Đông Nam ÁCác quốc gia Đông Nam Á, nhất là những nước đông người Hồi giáo, đang đứng trước hiểm họa bị tấn công do tổ chức Nhà nước Hồi giáo chỉ đạo từ xa.
Bên cạnh đó, Philippines - nơi hoạt động của nhiều nhóm vũ trang cực đoan - cũng có xu hướng trở thành lãnh địa của IS. Hồi tháng 5, nhóm Abu Sayyaf (từng thề trung thành với IS vào năm 2014) đăng tải một đoạn video chặt đầu con tin người Canada tên John Ridsdel. Sau đó một tháng, nhóm này tiếp tục chặt đầu con tin người Canada thứ hai là Robert Hall do không nhận được tiền chuộc.
Ngoài ra, IS cũng được cho là hiện diện tại Indonesia và là một mối đe doạ cho an ninh nước này. Hồi tháng 1, IS nhận trách nhiệm vụ tấn công tại thủ đô Jakarta làm 4 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.
Chuyên gia về các mối đe doạ xuyên quốc gia Thomas Sanderson, thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS - Mỹ) nhận định IS hiện diện tại châu Á tuy không nhiều nhưng lại là việc nghiêm trọng. “Điều này nghiêm trọng vì nhiều tay súng đã từng tham chiến tại khu vực Trung Đông, Bắc Phi”.
Theo ông Sanderson, các phần tử cực đoan đang trở nên nguy hiểm hơn khi quay về nước vì lực lượng của Mỹ và đồng minh đang mạnh tay tại Iraq và Syria. Theo chuyên gia CSIS, những tay súng này - với kinh nghiệm tại Iraq và Syria - sẽ có thuận lợi trong việc huấn luyện và truyền bá tư tưởng cho các thành viên khác để thực hiện các cuộc tấn công trong nước.
|
Defense News dẫn thống kê của hãng an ninh The Soufan Group cho thấy có khoảng 200 tay súng Philippines và Malaysia đã đến Iraq và Syria tham gia các nhóm vũ trang cực đoan. Indonesia có 700 người, Trung Quốc có 300 người được cho là có tham gia tương tự.
Đô đốc Harris nhấn mạnh rằng các nước phải hợp tác cùng nhau mới có thể ngăn chặn sự “di căn” của IS sang châu Á. Cựu tư lệnh tối cao NATO James Stavridis cho biết nhận định về việc IS "xoay trục" sang châu Á-Thái Bình Dương của ông Harris đúng nhưng chưa đầy đủ. Theo ông Stavridis, IS chỉ mới truyền bá tư tưởng sang khu vực này, tuy nhiên các nước cũng cần phải cảnh giác về kế hoạch xâm chiếm lãnh thổ của nhóm cực đoan này ở các nước như Bangladesh hay Indonesia.
IS chọn thủ lĩnh mới cho Boko Haram
IS ngày 2.8 tuyên bố đã chọn Abu Musab al-Barnawi làm thủ lĩnh mới cho nhóm vũ trang Boko Haram tại Nigeria, theo Reuters. Boko Haram hoạt động tại khu vực đông bắc Nigeria và tuyên bố trung thành với IS vào tháng 3.2015.
Trong bài phát biểu nhậm chức, al-Barnawi tuyên bố 2 tổ chức đã quyết định chiến đấu và thống nhất dưới cùng một mái nhà; đồng thời Boko Haram vẫn còn là một lực lượng phải được nhắc đến. Cuộc chiến giữa Boko Haram và quân đội chính phủ Nigeria thời gian qua đã khiến hơn 30.000 người thiệt mạng, theo The Wall Street Journal.
|
Bình luận (0)