Từ phải: Thủ tướng Đức Olaf Scholz, Thủ tướng Ukraine và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tại hội nghị về tái thiết Ukraine ở Berlin hôm 25.10 |
afp |
Những đồng minh Mỹ ở châu Âu đang ngày càng lo ngại rằng mặt trận thống nhất của phương Tây nhằm đối phó chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine sẽ nhanh chóng mất kết nối trong thời gian tới.
Khả năng trên được đặt ra nếu đảng Cộng hòa giành thắng lợi trong cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ tại Mỹ vào ngày 8.11, tạo lợi thế cho Tổng thống Nga Vladimir Putin ngay khi Ukraine bắt đầu đạt được tiến triển trên chiến trường, theo tờ The Washington Post ngày 26.10.
Châu Âu lo mặt trận thống nhất ủng hộ Ukraine sẽ lung lay ngay từ Mỹ |
Trong 8 tháng chiến sự ở Ukraine, có một sự đồng lòng mức độ cao khá hiếm hoi xuyên Đại Tây Dương về nhu cầu hỗ trợ Ukraine. Gom chung, các đồng minh của Ukraine đã cam kết hơn 93 tỉ USD viện trợ quân sự, tài chính và nhân đạo, trong đó phần lớn từ Mỹ.
Kể từ khi lãnh đạo phe Cộng hòa tại Hạ viện Kevin McCarthy cho biết Hạ viện do đảng này kiểm soát sẽ không tiếp tục viện trợ như hiện nay cho Ukraine, giới chức Ukraine và nhiều nước Tây Âu bắt đầu thắc mắc liệu Ukraine có thể tiếp tục cầm cự mà không cần dựa vào Mỹ hay không.
Chưa rõ liệu đảng Cộng hòa có thực hiện lời đe dọa về việc giảm viện trợ cho Ukraine nếu kiểm soát hạ viện hay không. Lãnh đạo Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell thì lại cho biết nếu kiểm soát Thượng viện, đảng này sẽ tập trung vào việc cung cấp kịp thời các vũ khí cần thiết cho Ukraine.
Tuy nhiên, khả năng Mỹ có thể rút lại đang tạo “tiếng chuông báo động” tại nhiều nước châu Âu.
Theo ông Tobias Ellwood, chủ tịch Ủy ban Quốc phòng tại Quốc hội Anh, Ukraine sẽ không thể khiến Nga rút lui nếu không có sự hỗ trợ vũ khí lớn từ Mỹ trong thời gian qua. Bất cứ sự trì hoãn nào sẽ tạo thay đổi lớn theo chiều hướng có lợi cho Nga.
“Bạn sẽ vô tình làm lợi cho ông Putin. Nếu Mỹ rút lại, ông Putin có thể lội ngược dòng, giành lại chiến thắng khi đã tưởng thua”, ông nhận định.
Nhà khoa học chính trị Đức Cathryn Cluver-Ashbrook, phó chủ tịch điều hành tổ chức Bertelsmann Foundation (Mỹ), cho rằng khả năng Mỹ giảm viện trợ là lời cảnh tỉnh cho nhiều nước châu Âu vốn vẫn lần lữa trong các cam kết quốc phòng, tài chính.
EU vạch kế hoạch sử dụng tài sản tịch thu của Nga |
Chẳng hạn như Đức đã có các bước nâng chi tiêu quốc phòng. Liên minh châu Âu cam kết viện trợ tài chính 11 tỉ euro cho Ukraine nhưng đến nay chỉ mới giải ngân khoảng 3 tỉ.
Chuyên gia Nathalie Tocci, giám đốc tổ chức Istituto Affari Internazionali (Ý), cho rằng khả năng châu Âu tăng cường các cam kết vẫn là một câu hỏi, do châu lục này đang khủng hoảng kinh tế và một số nước có thể bớt viện trợ Ukraine.
Theo bà Tocci, chính phủ Mỹ vẫn nỗ lực kêu gọi châu Âu tiếp tục tham gia mặt trận thống nhất, thể hiện qua các cam kết của mình. “Bạn có thể tưởng tượng rằng nếu điều này lung lay ngay tại Mỹ, toàn bộ cấu trúc sẽ bắt đầu đổ vỡ”, bà nhận định.
Bình luận (0)