Chạy nước rút kiểm soát dịch Covid-19: Các địa phương cần có tiêu chí cụ thể về kiểm soát dịch

Liên Châu
Liên Châu
12/08/2021 06:43 GMT+7

TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng ( Bộ Y tế ), cho rằng các địa phương cần đặt ra tiêu chí về “kiểm soát” dịch Covid-19 để có các giải pháp thực tế, cũng như đánh giá sát được diễn biến dịch.

TS Nga nêu ví dụ, giảm số mắc mới mức độ nào; hoặc giảm tỷ lệ mắc trên tổng số vạn dân; khi số mắc mới giảm thì số bệnh nhân (BN) nặng phải nhập viện giảm, các ca tử vong cũng giảm.

Bản tin Covid-19 ngày 11.8: Cả nước 8.766 ca ca bệnh mới, nhiều nơi chi viện cho TP.HCM dập dịch

Theo ông Nga, để giảm số mắc mới, vừa qua TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh đã tăng tốc tiêm vắc xin, và khi vắc xin bao phủ rộng, đồng thời với thực hiện giãn cách xã hội, thì số mắc mới cũng giảm. Ngoài ra, cần triển khai xét nghiệm phù hợp.
Tại địa phương có ca mắc đã ghi nhận nhiều trong cộng đồng như TP.HCM thì cần chú trọng xét nghiệm tìm ca F0 để phát hiện ổ dịch, kịp thời khống chế lây lan rộng. Gia đình có ca F0 cần chủ động thực hiện nghiêm biện pháp phòng lây nhiễm theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Còn tại Hà Nội, hiện việc xét nghiệm rộng sẽ là cơ sở đánh giá dịch tễ mức lây lan trong cộng đồng, có giải pháp phù hợp với từng địa bàn. Hoặc Hà Nội đang triển khai lập “bản đồ” đánh dấu các vùng xanh, vàng, cam, đỏ với từng mức độ an toàn và nguy cơ, vùng dịch, giúp có giải pháp kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hơn tại những nơi có nhiều ca mắc.

Mỗi người cần tuyệt đối không chủ quan

Ông Nguyễn Huy Nga nhấn mạnh về vai trò của bao phủ vắc xin, cho rằng “tiêm vắc xin, bao phủ vắc xin là yếu tố quan trọng để giảm ca mắc, giảm lây nhiễm, đặc biệt là giảm các ca bệnh nặng, tránh quá tải cho hệ thống y tế”. Trong đó, một trong những nhóm ưu tiên nhất về vắc xin là những người cao tuổi, người có bệnh nền, vì đó là nhóm người rất dễ diễn biến nặng, điều trị dài ngày và nguy cơ tử vong cao.
Tuy nhiên, ông Nga lưu ý người dân tiêm vắc xin mũi 1 bây giờ thì phải khoảng 1 tháng rưỡi nữa mới có tác dụng bảo vệ. Sau mũi 1 cần tiếp tục tiêm mũi 2, và sau đó 2 tuần mới có miễn dịch tốt. Sau khi tiêm đủ liều (2 mũi), cần thêm 14 - 15 ngày vắc xin mới có hiệu quả bảo vệ tốt. Nhưng ngay cả khi được tiêm đủ liều thì cũng không thể bảo vệ 100% người tiêm. Do đó, để phòng lây nhiễm, kiểm soát dịch, mỗi người cần tuyệt đối không chủ quan. Đặc biệt, giai đoạn hiện nay cần thực hiện nghiêm giãn cách, không để lây lan, vì có thể sau khi tiêm vắc xin dễ có tâm lý chủ quan.

Sáng 12.8: TP.HCM thêm 2.318 ca Covid-19, vượt 135.000 bệnh nhân

Theo PGS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, để khống chế được lây nhiễm, cùng với tiến độ bao phủ vắc xin, cần tiếp tục thực hiện thật nghiêm giãn cách. Các tổ Covid-19 cộng đồng cần vào cuộc tích cực cùng các lực lượng chức năng giám sát, nhắc nhở người dân bảo vệ cho được các “vùng xanh” - là vùng an toàn; các vùng ít nguy cơ tiến đến vùng an toàn, và tinh thần chung là thu dần các “vùng đỏ”. Ngay trong các “vùng xanh”, việc thực hiện phòng dịch luôn phải nghiêm túc như thực hiện “5K”, tuân thủ giãn cách theo Chỉ thị 16.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.