• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Tận hưởng

Chè vải khúc bạch - món chè gây thương nhớ

Thu Nguyệt
trangdtbtn@gmail.com
26/06/2021 22:00 GMT+7

Chè khúc bạch thanh mát dễ chịu, có vị bùi thơm của hạt điều, lại có sự thơm ngon của sữa, độ dai béo của thạch vốn rất được yêu thích. Vào mùa vải của miền Bắc, nấu thử món chè vải khúc bạch giải nhiệt cho cả nhà và cảm nhận hương vị khác lạ của món chè đã từng gây lên cơn sốt ở khắp các thành phố lớn suốt thời gian qua và cùng khám phá sự thú vị.

Cái tên chè khúc bạch vốn mượn từ từ tiếng Hán, nên có nghĩa gốc là chè có những viên màu trắng được cắt thành từng khúc. Chè truyền thống có viên màu trắng (và như thế mới đúng với cái tên gọi của nó). Tuy nhiên, với sự sáng tạo của chị em làm bếp thì hiện nay những viên khúc bạch còn có màu xanh của trà xanh, màu hồng đỏ của dâu, màu nâu của sô cô la… nên nhìn rất vui, lạ mắt.
Nguyên liệu để làm chè vải khúc bạch.
 
Khi làm chè khúc bạch, chị em có thể sử dụng nhiều loại trái cây như nhãn, đào… Trái cây đóng hộp hay trái cây tươi đều ngon. Tuy nhiên trái cây tươi sẽ có hương vị tốt hơn nhiều. Trong khuôn khổ bài viết, Chef Lê Ngọc Yến giới thiệu cách nấu chè khúc bạch vải gồm 3 vị sô cô la, sữa và trà xanh.
Nguyên liệu:
- Sô cô la: 250 ml whipping cream; 250 ml sữa tươi; 15 gram bột gelatin (nếu dùng gelatin dạng lá thì 7,5 lá); 1 thìa phở đường kính trắng (nếu dùng đường la hán thì 1,5 thìa); 10 - 15 gram bột cacao (tùy theo sở thích nhiều hay ít).
- Sữa: 250 ml whipping cream; 250 ml sữa tươi; 15 gram bột gelatin (nếu dùng gelatin dạng lá thì 7,5 lá); 1 thìa phở đường kính trắng (nếu dùng đường la hán thì 1,5 thìa).
- Trà xanh: 250 ml whipping cream; 250 ml sữa tươi; 15 gram bột gelatin (nếu dùng gelatin dạng lá thì 7,5 lá); 1 thìa phở đường kính trắng (nếu dùng đường la hán thì 1,5 thìa); 5 - 7 gram trà xanh.
Thành phẩm bước 1.
 
Cách nấu:
Bước 1: Đổ sữa tươi vào nồi, hòa tan đường và gelatin. Bắc nồi lên bếp, đun lửa vừa.
Bước 2: Vừa đun vừa cho bột cacao hoặc trà xanh vào, khuấy đều tay sôi lăn tăn hạ lửa ở mức bé nhất, đun tầm 2 - 3 phút. Lưu ý là lửa to rất dễ bị sôi bùng trào ra ngoài.
Bước 3: Đun xong, lọc qua rây đổ vào âu, để nguội cất tủ lạnh 5 tiếng cho đông cứng. Sau đó mang ra xắt miếng vừa ăn (theo hình thù mà mình ưa thích, nếu khéo tay).
Bước 4: Quả vải bóc vỏ, bỏ hạt cho âu đậy kín cũng cất ngăn mát tủ lạnh hoặc ướp đá.
Bước 5: Hạnh nhân lát rang lửa nhỏ vàng đều.
Bước 6: Lấy 1 lít nước đun cùng 1,5 lạng đường phèn (nếu muốn uống ngọt thì thêm đường). Thả thêm mấy cọng lá nếp vào nồi nước đường đun sôi 5 - 7 phút cho thêm mùi vị thơm ngon. Sau đó tắt bếp để nguội.
Món chè vải khúc bạch thơm ngon.
Trình bày:
Lấy bát hoặc cốc xếp khúc bạch các vị vào, thêm vải. Rót nước đường và thả đá vào bát. Cuối cùng là rắc hạnh nhân lên trên. Vậy là đã có bát chè thạch vải thơm ngon lạ miệng.
Công thức và ảnh: Chef Lê Ngọc Yến
Top
Top