Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thông tin, trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất sang EU và sẽ nhận được nhiều lợi ích từ
Hiệp định EVFTA so với các Hiệp định thương mại khác đã tham gia. Hiện EU là thị trường có kim ngạch nhập khẩu đứng thứ 2
thế giới, chiếm 14,9% tổng nhập khẩu toàn cầu. Mặc dù là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, nhưng hàng hóa của Việt Nam sang thị trường này mới chỉ chiếm khoảng 2% trong tổng nhập khẩu của EU. Do vậy, ta đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu vào sân chơi lớn này, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.
Theo ông Trần Tuấn Anh, Việt Nam đang có cơ hội để tăng trưởng xuất khẩu vào sân chơi lớn EU, đặc biệt là đối với nhóm hàng nông, lâm, thủy sản.
|
Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực từ ngày 1.8 năm nay. Cho đến nay, EU vẫn là thị trường có yêu cầu về hàng rào kỹ thuật rất cao, đặc biệt là về kiểm dịch động, thực vật; quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; chống khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU); khai báo nguồn gốc gỗ hợp pháp… Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: “Muốn phát triển xuất khẩu một cách bền vững, ngành nông nghiệp của Việt Nam cần phải tổ chức lại sản xuất để đảm bảo nguồn hàng có chất lượng, giá trị gia tăng cao, tăng giám sát từ khâu sản xuất đến chế biến, bảo quản sau thu hoạch, truy xuất nguồn gốc, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việt Nam đã tham gia nhiều FTA, thị trường hàng hóa nông, lâm, thủy sản được mở rộng. Tuy nhiên, vấn đề đàm phán về kiểm dịch động, thực vật hiện vẫn đang là một bài toán cho các nước khi mở cửa thị trường hàng nông, thủy sản lẫn nhau”.
Lễ Công bố Thông tư 11/2020 của Bộ Công thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong hiệp định EVFTA diễn ra tại Hội nghị
|
Đồng chủ trì hội nghị, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT cũng thừa nhận nông, lâm, thủy sản của Việt Nam cần đáp ứng những yêu cầu khắt khe về nguồn gốc, tiêu chuẩn, an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn bền vững về môi trường… Trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung phổ biến các quy định kỹ thuật, rào cản trong thương mại nông lâm thủy sản của thị trường EU đến người dân, doanh nghiệp.
Hội nghị thu hút hơn 300 đại biểu tham dự
|
Bộ Công thương xác định các mặt hàng:
gạo, cà phê, hạt điều, thủy sản, đồ gỗ sẽ có cơ hội lớn tăng thị phần tại thị trường khó tính này. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với xuất khẩu gạo là chất lượng sản phẩm, uy tín doanh nghiệp, tiêu chuẩn
bảo vệ môi trường. Đặc biệt, hạn ngạch mặt hàng gạo mà EU dành cho VN có một lượng dành cho các chủng loại gạo đặc sản, sản lượng và vùng trồng mặt hàng này lại không lớn. Thứ hai, thách thức với hải sản Việt Nam là “khắc phục
thẻ vàng” và đối diện các đối thủ cạnh tranh “nặng ký” là Thái Lan, Ấn Độ. Thứ ba, chất lượng cà phê Việt chưa cao trong khi
người tiêu dùng EU lại rất chú trọng sản phẩm có thương hiệu gắn với chất lượng chứ không chỉ là câu chuyện giá cả.
Ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP.HCM thông tin tại Hội nghị
Xuất khẩu của TP.HCM sang thị trường EU chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Để hỗ trợ xuất khẩu, thành phố đang tâp trung xây dựng đề án phát triển xuất khẩu đến năm 2025, định hướng năm 2030 theo hướng chuyển dịch sang dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu (trung tâm cung cấp dịch vụ xuất khẩu cho các tỉnh thành phố phía nam). Đặc biệt, cơ cấu lại ngành hàng xuất khẩu theo hướng làm hàng tinh chế, có hàm lượng khoa học, có giá trị gia tăng cao như: phần mềm, sản phẩm số, nông sản công nghệ cao. Đồng thời, thành phố xây dựng đề án phát triển logistics đến năm 2025, định hướng đến 2030 nhằm phát triển hạ tầng và nâng cao chất lượng dịch vụ logistics…
|
Bình luận (0)