Chiếm dụng văn hóa hay chính trị hóa văn hóa, thể thao?

03/10/2022 15:05 GMT+7

Tại giải vô địch bóng đá thế giới (World Cup) 2022 diễn ra ở Qatar, một số đội tuyển quốc gia tham gia thi đấu dự định sử dụng thiết kế mẫu và họa tiết trang phục thi đấu để phản đối tình trạng dân chủ và nhân quyền ở Qatar.

Bóng đá nói riêng và thể thao hay văn hóa nói chung thường đi liền với chính trị.

Đội tuyển Algeria không tham dự World Cup 2022 nhưng cũng tận dụng phong trào trên. Đội tuyển này chọn bộ trang phục thi đấu mới có họa tiết bị chính phủ Maroc cáo buộc là “chiếm dụng văn hóa” và bào mòn bản sắc truyền thống văn hóa và tôn giáo của Maroc. Cụ thể, Maroc cáo buộc bộ trang phục thi đấu của đội tuyển Algeria “sao chép” họa tiết truyền thống của Maroc. Điều này trở thành chuyện xung khắc mới giữa 2 nước láng giềng này ở khu vực Bắc Phi.

FIFA World Cup năm 2022 tổ chức tại Qatar

reuters

Vấn đề văn hóa một khi bị tác động bởi chính trị, giữa Algeria và Maroc hiện tại hay ở World Cup 2022 tại Qatar, đều trở thành đại sự. Dẫu là chiếm dụng văn hóa hay chính trị hóa thể thao thì cũng đều làm cho mối quan hệ giữa Algeria và Maroc hiện đang căng thẳng và trắc trở thêm căng thẳng và trắc trở. Có lẽ, chỉ hai nước này mới biết rõ nhất là vì mối quan hệ song phương căng thẳng và trắc trở nên mới nảy sinh thêm chuyện chính trị hóa thể thao và chiếm dụng văn hóa, đồng thời điều này lại tác động ngược khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng và trắc trở.

Căng thẳng khó giảm bớt và trắc trở khó được khắc phục giữa hai nước này do nhiều thập niên qua, hai bên tranh chấp chủ quyền đối với vùng Tây Sahara và mối quan hệ với Phong trào Frelimo ở Tây Sahara. Cũng vì bất hòa này mà hai nước có quan hệ khác nhau với EU nói chung và với một số thành viên EU nói riêng. Trong bối cảnh ấy, xung khắc mới về văn hóa như thể đổ thêm dầu vào lửa bất hòa giữa hai nước này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.