'Chiến mã phế liệu' siêu độc đáo của cụ ông ve chai gây sốt Cần Thơ

16/04/2021 14:00 GMT+7

Mưu sinh từ nghề nhặt phế liệu, cụ ông Nguyễn Hoàng (76 tuổi, ở quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) chưa bao giờ hết đam mê sáng chế. Những phế liệu nhặt được, một số cụ để dành để làm ra chiếc xe 4 bánh phục vụ việc di chuyển lượm ve chai, chế ra “xe đạp ngựa” để tập thể dục.

Cụ ông nhặt phế liệu mê sáng chế xe

Những ngày qua, nhiều người di chuyển tại tuyến đường Cách mạng tháng 8 (TP.Cần Thơ) vô cùng thích thú khi thấy chiếc “xe đạp ngựa” di chuyển uyển chuyển, linh hoạt trên lề đường.
Chiếc xe này được cụ Hoàng lắp ráp trong vòng 1 ngày để đón lễ, cũng như tận dụng để tập thể dục hằng ngày.

Để làm chiếc xe này cụ phải nhặt phế liệu và tích trữ vật liệu cần thiết trong vòng 1 năm

ẢNH: DUY TÂN

Chiếc xe được làm từ khung sườn xe đạp

ẢNH: DUY TÂN

Phần bánh phía trước được thay thành 2 chân hình dáng giống chân ngựa, chỉ giữ lại 2 bánh phía sau hỗ trợ di chuyển

ẢNH: DUY TÂN

[VIDEO] 'Chiến mã phế liệu' siêu độc đáo của cụ ông ve chai gây sốt Cần Thơ

Cụ Hoàng cho biết, quê cụ ở Thanh Hóa, nhưng vì cuộc sống khốn khó lại cô đơn nên cụ chuyển vào Cần Thơ sinh sống từ 60 năm trước. Từ đó, cụ lấy lề đường làm chốn nương thân, ngày ngày kiếm sống từ nghề lượm ve chai. Vài năm gần đây, cụ học thêm nghề sửa xe để kiếm tiền tự lo thuốc thang lúc tuổi xế chiều.
“Học sửa xe xong cái đam mê sáng chế trong người tôi trỗi dậy. Sáng thì tôi ngồi sửa xe ở góc đường Cách mạng tháng 8, tối về tôi đi lượm ve chai, nhưng do già rồi chân yếu, đi lại khó khăn, không đi xa nên lượm không được nhiều. Vậy là tôi nảy sinh ý định chế xe từ phế liệu”, cụ kể.

Phần đầu ngựa được làm từ miếng xốp và sử dụng tóc giả làm bườm

ẢNH: DUY TÂN

Điểm đặc biệt của chiếc “xe đạp ngựa” này là khi di chuyển có thể cử động phần đầu lắc qua lại và chân vô cùng uyển chuyển

ẢNH: DUY TÂN

Năm 2020, nhân ngày lễ 30 tháng 4, cụ Hoàng bắt tay vào làm chiếc xe 4 bánh mui trần. Trên xe, cụ treo đầy lá cờ đỏ sao vàng để chào đón lễ. Những ve chai lượm được, cụ tự tay hàn lại, rồi chế ra chiếc xe mi ni 4 bánh và hoàn thiện chỉ trong vòng 5 ngày với chi phí vỏn vẹn 500.000 đồng.
“Nhờ phương tiện này nên tôi di chuyển đi nhặt ve chai được nhiều hơn, mỗi ngày chạy xe lượm từ tối tới sáng cũng kiếm được gần 100.000 đồng nên đủ chạy cơm hàng ngày”, cụ Hoàng nói.

Lắp "xe đạp ngựa" trong 1 ngày

Năm 2021, cụ cũng như tự chế ra một chiếc xe để tập thể dục, cụ Hoàng đã nảy sinh ý tưởng lắp ráp “xe đạp ngựa”.
Tận dụng những phế liệu tích trữ được trong vòng 1 năm, cụ Hoàng bắt tay vào lắp ráp, chỉ vỏn vẹn trong vòng 1 ngày, cụ đã hoàn thiện chiếc xe này với chi phí chỉ 100.000 đồng.

Cụ đạp bàn đạp tiến, lùi để di chuyển. Điều khiển trái phải và quay đầu thì sử dụng khung sắt nối với dây cương

ẢNH: DUY TÂN

“Đi lượm ve chai, thấy những vật liệu nào có thể sáng chế được tôi đều giữ lại. Khi nào thấy đủ thì lên ý tưởng để làm”, cụ Hoàng cho biết.

Phần đầu ngựa được cụ chăm chút tạo hình để trông giống ngựa

ẢNH: DUY TÂN

Với chiếc xe ngựa này, cụ Hoàng tận dụng khung sườn của chiếc xe đạp để chế thành hình hài con ngựa, phần bánh phía trước được thay thành 2 chân giống ngựa, chỉ giữ lại 2 bánh phía sau hỗ trợ di chuyển. Phần đầu ngựa được làm từ miếng xốp và sử dụng tóc giả làm bườm, phần yên ngựa được làm từ phần giấy bìa cứng, phía sau có phần ghế ngồi điều khiển. Phần dây cương được nối với khung sắt chữ U điều khiển di chuyển.
Điểm đặc biệt của chiếc “xe đạp ngựa” này là khi di chuyển có thể cử động phần đầu lắc qua lại và chân vô cùng uyển chuyển. Chiếc xe này hoạt động theo cơ chế vô cùng đơn giản, đạp bàn đạp tiến lùi, qua trái phải hoặc quay đầu thì điều khiển bằng khung sắt nối dây cương.
Anh Phạm Trung (40 tuổi, ngụ TP.Cần Thơ) cho biết: “Những ngày di chuyển trên tuyến đường này, thấy xe đạp ngựa của cụ ông chẳng khác gì một con ngựa thật, lại xem thì thấy làm hoàn toàn từ phế liệu tôi rất bất ngờ”.

Phần yên ngựa

ẢNH: DUY TÂN

Chỗ ngồi của người điều khiển

ẢNH: DUY TÂN

 

ẢNH: DUY TÂN

Phần bánh trước được tháo bỏ thay bằng khung sắt làm chân trước của ngựa

ẢNH: DUY TÂN

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.