Chiến sự ngày 503: Nga 'tấn công 11 tỉnh', NATO ra tuyên bố về tương lai Ukraine

Văn Khoa
Văn Khoa
12/07/2023 04:50 GMT+7

Giới chức ở Ukraine nói rằng các lực lượng Nga đã tấn công 11 tỉnh ở Ukraine, trong khi Điện Kremlin ra cảnh báo về việc Pháp gửi tên lửa tầm xa cho Kyiv.

Tính đến khoảng 15 giờ 30 chiều 11.7.(theo giờ địa phương), Tỉnh trưởng Oleksandr Prokudin của tỉnh Kherson thuộc miền nam Ukraine nói rằng 5 người đã bị thương trong các cuộc tấn công của Nga nhắm vào tỉnh cùng ngày, theo trang The The Kyiv Independent.

Vào sáng cùng ngày, giới chức ở Ukraine nói rằng trong 24 giờ trước đó, các lực lượng Nga đã tấn công 11 tỉnh ở Ukraine, làm ít nhất 10 người bị thương, theo The The Kyiv Independent. Những tỉnh mà giới chức Ukraine nói bị tấn công là Dnipropetrovsk, Donetsk, Kharkiv, Kherson, Chernihiv, Kyiv, Luhansk, Mykolaiv, Odessa, Sumy và Zaporizhzhia. Đến tối 11.7 chưa có thông tin về phản ứng của Nga.

Xem nhanh: Ngày 502 chiến dịch, Ukraine chờ tin vui từ NATO; tiết lộ mới về vụ nổi loạn Wagner

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov chiều 11.7 tuyên bố trong 24 giờ trước đó, lực lượng phòng không Nga đã đánh chặn 3 tên lửa hành trình Storm Shadow và 1 quả rốc két thuộc hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS), đồng thời phá hủy 10 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, theo Hãng tin TASS. Ông Konashenkov nói rằng 10 UAV bị phá hủy ở các tỉnh Luhansk, Donetsk, Zaporizhzhia và Kherson.

Chiến sự ngày 503: Nga 'tấn công 11 tỉnh', NATO ra tuyên bố về tương lai Ukraine - Ảnh 1.

Quân nhân Ukraine bắn hệ thống rốc két đa nòng RAK-SA-12 về phía binh sĩ Nga gần thành phố Bakhmut thuộc tỉnh Donetsk ngày 10.7

Reuters

Cũng theo ông Konashenkov, trong 24 giờ trước đó, quân đội Ukraine đã không thành công khi tấn công theo ba hướng ở tỉnh Donetsk và các lực lượng Nga đã đẩy lùi 9 cuộc tấn công của Ukraine trong tỉnh này.

Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố các lực lượng Nga đã tiến được 1,5 km gần thành phố Lyman thuộc tỉnh Donetsk, theo Reuters. Đến tối 11.7 chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.

Xem thêm: Chiến sự ngày 495: Nga tấn công dồn dập, tổng thống Ukraine ra tuyên bố rắn

Điều gì sẽ xảy ra khi Ukraine gia nhập NATO?

Pháp đã chuyển tên lửa tầm xa cho Ukraine?

AFP ngày 11.7 dẫn một nguồn tin quân sự tiết lộ Pháp đã chuyển giao một số tên lửa hành trình tầm xa SCALP cho Ukraine, sau khi Tổng thống Emmanuel Macron cùng ngày thông báo Paris sẽ gửi cho Kyiv loại tên lửa này.

Nguồn tin không nói có bao nhiêu SCALP đã được chuyển cho Ukraine. Đây là một loại tên lửa do Anh-Pháp cùng phát triển và lực lượng Anh gọi là "Storm Shadow". SCALP/Storm Shadow có tầm bắn 250 km và Anh đã thông báo vào tháng 5 rằng họ sẽ cung cấp một lô vũ khí tiên tiến này cho Ukraine. Đây là vũ khí tầm xa nhất mà phương Tây đã chuyển cho Ukraine.

"Những tên lửa đầu tiên đã được chuyển giao khi tổng thống thông báo", nguồn tin cho AFP hay tại hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra ở thủ đô Vilnius của Lithuania từ ngày 11-12.7.

Tổng thống Macron cho hay đợt chuyển giao tên lửa mới được thiết kế để cho phép Ukraine tấn công "sâu" vào các lực lượng Nga trong lúc đang tiến hành cuộc phản công.

Ukraine mạnh mẽ, thành viên NATO rớt hạng quân sự toàn cầu

Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng quyết định gửi tên lửa của Pháp "là một sai lầm dẫn đến hậu quả cho phía Ukraine, bởi vì điều này tất nhiên sẽ buộc chúng tôi phải có biện pháp đáp trả", theo AFP.

Xem thêm: Tên lửa hành trình Storm Shadow Anh vừa viện trợ Ukraine đã bị Nga bắn hạ?

Phi công Ukraine sắp được huấn luyện lái F-16

Một liên minh gồm 11 quốc gia sẽ bắt đầu đào tạo các phi công Ukraine lái máy bay chiến đấu F-16 tại Đan Mạch vào tháng 8, trong khi một trung tâm đào tạo cũng sẽ được thành lập tại Romania, theo Reuters dẫn lời giới chức ngày 11.7.

"Hy vọng rằng chúng ta sẽ có thể thấy kết quả vào đầu năm tới", quyền Bộ trưởng Quốc phòng Đan Mạch Troels Lund Poulsen nói với các phóng viên bên lề hội nghị của các nhà lãnh đạo NATO tại thủ đô Vilnius của Lithuania.

Các thành viên NATO Đan Mạch và Hà Lan đã dẫn đầu nỗ lực của một liên minh quốc tế nhằm đào tạo phi công và nhân viên hỗ trợ, bảo trì máy bay và cuối cùng là cung cấp F-16 cho Ukraine.

Lính tiền tuyến hy vọng Ukraine gia nhập NATO

Xem thêm: Bộ trưởng Không quân Mỹ đánh giá tác động của F-16 trong xung đột Nga-Ukraine

NATO ra tuyên bố về tương lai Ukraine

Tại hội nghị thượng đỉnh ở thủ đô Vilnius của Lithuania ngày 11.7, các nhà lãnh đạo NATO ra tuyên bố rằng họ đã nhất trí là tương lai của Ukraine nằm trong liên minh này, nhưng đã không trao cho Kyiv lời mời hoặc lộ trình cho việc gia nhập mà Ukraine đang tìm kiếm, theo Reuters.

Ngoài ra, NATO bỏ yêu cầu Ukraine phải hoàn thành cái gọi là Kế hoạch hành động để trở thành thành viên (MAP), loại bỏ một cách hiệu quả rào cản trên con đường gia nhập NATO của Kyiv.

"Chúng tôi sẽ gửi lời mời Ukraine tham gia liên minh khi các đồng minh đồng ý và các điều kiện được đáp ứng", các nhà lãnh đạo NATO nhấn mạnh trong tuyên bố được nhất trí ngày 11.7. 

Tuy không nêu rõ các điều kiện mà Ukraine cần phải đáp ứng, các nhà lãnh đạo NATO cho hay liên minh sẽ giúp Kyiv đạt được tiến bộ về khả năng tương tác quân sự cũng như các cải cách dân chủ và an ninh bổ sung.

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO sau thời gian dài phản đối

Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ là "vô lý" nếu các nhà lãnh đạo NATO họp lần này mà không đưa ra khung thời gian cho đất nước của ông để trở thành thành viên NATO và cho rằng liên minh quân sự này chưa sẵn sàng mở cửa với Ukraine, theo Reuters.

Ông Zelensky có phát ngôn như trên khi hội nghị thượng đỉnh NATO bắt đầu diễn ra và sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho hay khối này sẽ gửi cho Kyiv một "thông điệp tích cực" về con trường trở thành thành viên, mặc dù các nhà ngoại giao tiết lộ rằng từ ngữ chính xác vẫn chưa được xác định.

Xem thêm: Tại Lithuania, NATO tìm cách tháo gỡ bất đồng về lộ trình kết nạp Ukraine

Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO

Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý xúc tiến việc phê chuẩn cho Thụy Điển gia nhập NATO tại quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Quyết định được đưa ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO từ 11-12.7.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg ngày 10.7 thông báo Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã bật đèn xanh để Thụy Điển trở thành thành viên của NATO, theo Reuters.

Ukraine thừa nhận đứng sau vụ đánh bom cầu Crimea

Xem thêm: Thổ Nhĩ Kỳ đồng ý để Thụy Điển gia nhập NATO

Mỹ sẽ xúc tiến chuyển giao F-16 sau động thái của Thổ Nhĩ Kỳ

Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngày 11.7 cho hay Washington sẽ xúc tiến việc chuyển giao máy bay chiến đấu F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ với sự tham vấn của Quốc hội Mỹ.

Thổ Nhĩ Kỳ trong tháng 10.2021 đã yêu cầu mua 40 máy bay chiến đấu F-16 của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) và gần 80 bộ thiết bị hiện đại hóa cho các máy bay chiến đấu hiện có của nước này, với tổng giá trị 20 tỉ USD, theo Reuters.

Ông Sullivan thông báo về động thái mới như trên của Mỹ chỉ một ngày sau khi Thổ Nhĩ Kỳ bật đèn xanh cho Thụy Điển gia nhập NATO.

Xem thêm: Mỹ sẽ xúc tiến chuyển giao F-16 cho Thổ Nhĩ Kỳ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.