Chiến sự ngày 69: Giao tranh ác liệt ở Ukraine, ông Putin tung đòn mới

04/05/2022 05:25 GMT+7

Nga tuyên bố vẫn sẵn sàng đàm phán với Ukraine trong khi Liên minh châu Âu (EU) xem xét việc đưa ra gói trừng phạt mới đối với Moscow .

Nga trả đũa lệnh cấm vận phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 3.5 đã ký sắc lệnh cấm xuất khẩu sản phẩm và nguyên liệu thô cho những đối tượng nằm trong danh sách trừng phạt. Tổng thống Putin cũng cấm giao dịch và cho phép công ty Nga không hoàn thành nghĩa vụ với đối tượng bị trừng phạt. Chính phủ Nga có 10 ngày để lập danh sách này.

Đây là phản ứng cứng rắn nhất của Điện Kremlin trước các lệnh cấm vận của Mỹ và đồng minh. Sắc lệnh này đặt ra "các biện pháp kinh tế đặc biệt trả đũa những hành động không thân thiện của một số quốc gia nước ngoài và các tổ chức quốc tế".

Xem nhanh: Ngày 69 chiến dịch quân sự, Ukraine "lên giọng", EU sắp quyết việc cấm vận dầu Nga

Reuters nhận định sắc lệnh mang lại cho Moscow sức mạnh gây hỗn loạn trên khắp các thị trường vì bất cứ lúc nào, Nga cũng có thể ngừng xuất khẩu hoặc hủy bỏ hợp đồng với một tổ chức hoặc cá nhân bị cấm vận.

Xem thêm: Chiến sự đến tối 3.5: Nga phóng tên lửa vào Ukraine, ông Putin ký sắc lệnh mới

Nga tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron

chụp màn hình tass

Trong cuộc điện đàm dài 2 tiếng với Tổng thống Pháp Emmanuel Macronngày 3.5, Tổng thống Putin đã nói dù Kyivkhông chuẩn bị cho việc nghiêm túc trao đổi, Nga vẫn sẵn sàng đối thoại.

"Tổng thống Nga đã giải thích cách tiếp cận cơ bản trong đàm phán với các đại diện Ukraine cho tổng thống Pháp. Đặc biệt, ông Putin nhấn mạnh rằng mặc dù Kyiv không nhất quán và không chuẩn bị cho công việc nghiêm túc, Nga vẫn sẵn sàng đối thoại", Điện Kremlin cho biết sau cuộc điện đàm của hai nhà lãnh đạo.

Theo thông cáo, Tổng thống Putin cáo buộc các lực lượng Ukraine phạm tội ác chiến tranh nhưng EU "phớt lờ" điều này. Nhà lãnh đạo Nga cũng nói với Tổng thống Macron rằng "phương Tây có thể giúp ngăn chặn những hành động tàn bạo này bằng cách gây áp lực lên chính quyền Kyiv, cũng như ngừng cung cấp vũ khí cho Ukraine". Ukraine chưa bình luận nhưng trước đó nhiều lần tố Nga với cáo buộc tương tự.

Mỹ tiết lộ số lượng vũ khí viện trợ đã đến Ukraine

Điện Kremlin cho biết ông Macron đã nêu vấn đề đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu. Đáp lại, Tổng thống Putin nói rằng tình hình đang phức tạp do các lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt.

Văn phòng Tổng thống Pháp cho biết ông Macron nói mình sẵn sàng làm việc với các tổ chức quốc tế để Nga ngưng việc phong tỏa các cảng ở biển Đen, vốn đang khiến Ukraine không thể xuất khẩu lương thực qua hướng này.

Tổng thống Macron cũng nhắc lại rằng lệnh ngừng bắn ở Ukraine là rất cần thiết. Ông Macron còn cho biết ông quan tâm sâu sắc đến tình hình ở Donbass, đặc biệt là thành phố Mariupol.

Đức nói sẽ không để Nga "tống tiền" bằng năng lượng, ủng hộ cấm vận

Phương Tây tăng áp lực lên Nga

Phương Tây đang xem xét việc thông qua gói cấm vận thứ sáu đối với Nga tại cuộc họp sắp tới của Hội đồng Đối ngoại EU. Theo đó, EU sẽ cấm nhập dầu của Nga và loại Sberbank, ngân hàng lớn nhất nước Nga, khỏi hệ thống SWIFT.

Đức ngày 2.5 đã thay đổi quan điểm về việc cấm vận năng lượng Nga sau nhiều lần phản đối. Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner nói Berlin sẽ đồng ý với các thành viên EU về bất cứ lệnh trừng phạt mới nào được áp đặt lên Nga, bao gồm cả cấm nhập dầu mỏ.

Xem thêm: Đức tuyên bố sẽ không để Nga 'tống tiền' vì năng lượng

Trong bài phát biểu trước quốc hội Ukraine qua video vào ngày 3.5, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã công bố khoản viện trợ quân sự mới trị giá 376 triệu USD cho Ukraine. Khoản viện trợ này bao gồm thiết bị tác chiến điện tử, hệ thống radar đối kháng, thiết bị gây nhiễu GPS và hàng ngàn thiết bị nhìn đêm.

Vì sao Thụy Sĩ không cho Đức chuyển giao đạn cho Ukraine?

Xem thêm: Anh cung cấp thiết bị tác chiến điện tử cho Ukraine

Nga tấn công nhà máy Azovstal, chiến sự ác liệt

Bộ Quốc phòng Nga ngày 3.5 cho biết lực lượng của nước này cùng lực lượng thân Nga đang dùng pháo và máy bay tấn công nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol thuộc tỉnh Donetsk, nơi được xem là pháo đài cuối cùng của lực lượng Ukraine tại đây.

Trước đó, hơn 100 dân thường đã được sơ tán khỏi Azovstal sau nhiều tuần trong tình trạng cạn kiệt thức ăn, nước uống và bị Nga bao vây chặt chẽ. Tuy nhiên, Thị trưởng Vadym Boychenko của Mariupol cho biết 200 dân thường vẫn đang kẹt trong nhà máy Azovstal cùng các binh sĩ.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 3.5 tuyên bố đã tấn công một sân bay quân sự gần tỉnh Odessa thuộc tây nam Ukraine, phá hủy máy bay không người lái, tên lửa, đạn dược do Mỹ và các đồng minh châu Âu cung cấp cho Ukraine, theo Reuters.

TASS ngày 3.5 dẫn lời người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov cho biết lực lượng Nga đã tấn công 69 mục tiêu quân sự của Ukraine, bao gồm căn cứ, nơi tập trung quân cùng thiết bị quân sự, hệ thống vũ khí như tên lửa S-300 và các sở chỉ huy.

Theo Reuters, Bộ Tổng tham mưu Ukraine ngày 3.5 cho biết thành phố Kharkiv đang bị Nga liên tục nã pháo. Lực lượng Nga cũng đang cố giành quyền kiểm soát TP.Rubizhne thuộc tỉnh Luhansk ở miền đông Ukraine và chuẩn bị tiến công TP.Sievierodonetsk gần đó. Quân đội Ukraine cho biết các cuộc đụng độ ác liệt nhất đang diễn ra gần TP.Popasna ở Luhansk.

Người thoát khỏi hầm ngầm Azovstal nói vẫn còn nhiều dân thường kẹt lại

Tuy vậy, lực lượng Ukraine tuyên bố đã đẩy lùi 12 cuộc tiến công của Nga ở Luhansk và Donetsk trong một ngày, đồng thời hạ 7 máy bay không người lái của Nga, theo CNN. Một số khu vực của Donetsk cũng hứng pháo liên tục và nhà chức trách đang cố gắng đưa người dân ra khỏi tiền tuyến. Ở mặt trận phía nam, giới chức tỉnh Zaporizhzhia cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn, đặc biệt là xung quanh TP.Hulyaipole.

Xem thêm:

Nga dùng máy bay, pháo kích tấn công 'pháo đài Azovstal'

Chiến sự Nga - Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.