Chiến sự ngày 96: Nga tiến vào Severodonetsk, Ukraine sẽ không có rốc két tầm xa

31/05/2022 05:15 GMT+7

Lực lượng Nga đã tiến thêm một bước nữa trong kế hoạch kiểm soát vùng Donbass khi đưa được quân vào thành phố Severodonetsk. Trong khi đó, Mỹ thông báo sẽ không gửi cho Ukraine rốc két có thể tấn công lãnh thổ Nga.

“Không may, chúng tôi có tin gây thất vọng, kẻ thù đang di chuyển vào bên trong thành phố”, ông Gaidai phát biểu trên truyền hình, theo Reuters. “Người Nga đang tiến vào trung tâm Severodonetsk. Giao tranh tiếp diễn. Tình hình rất khó khăn”, ông Gaidai cảnh báo trong một tuyên bố trên mạng xã hội, theo AFP.

Cột khói đen bốc lên từ Severodonetsk ngày 30.5

AFP

Ông Gaidai khẳng định thành phố láng giềng Lysychansk vẫn còn nằm trong sự kiểm soát của phía Ukraine, tuy rằng con đường chính dẫn tới hai thành phố vừa bị nã pháo, nhưng không bị ngăn chặn.

Xem thêm: Quan chức Ukraine báo động quân Nga đang tiến sâu vào Severodonetsk: 'tình hình rất khó khăn'

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố “giải phóng” vùng Donbass thuộc miền đông Ukraine là “ưu tiên vô điều kiện” đối với Moscow, trong khi những vùng lãnh thổ khác thuộc Ukraine sẽ tự quyết định tương lai của họ.

Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ngày 96, Ukraine cố sức không để mất Luhansk

Xem thêm: Nga nêu ‘ưu tiên vô điều kiện’ ở Donbass, lý do chiến sự kéo dài

Ukraine phản công tại miền nam

Quân đội Ukraine thông báo từ cuối tuần đã mở đợt phản công tại tỉnh Kherson ở miền nam. Động thái này được cho là đã đẩy lực lượng Nga vào những vị trí bất lợi quanh những ngôi làng như Andriyivka, Lozovo và Bilohorka, đồng thời buộc Moscow phải đưa quân dự bị đến.

Giữa lúc tên lửa hành trình của Nga được cho là đã gây ra thiệt hại nặng nề ở Ukraine, lãnh đạo và quan chức Ukraine đã liên tục kêu gọi phương Tây viện trợ Kyiv các hệ thống vũ khí tầm xa mới với khả năng tấn công mạnh mẽ hơn.

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Oleksiy Reznikov ngày 28.5 thông báo các tên lửa hành trình chống hạm Harpoon tối tân do Đan Mạch cung cấp đã đến Ukraine.

Donbass là "ưu tiên vô điều kiện" đối với Nga

Xem thêm: Vũ khí tầm xa 'cập bến' Ukraine, Tổng thống Zelensky kỳ vọng 'vượt Nga'

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 30.5 tuyên bố sẽ không cung cấp cho Ukraine những hệ thống rốc két tầm xa có khả năng tấn công mục tiêu tại Nga. Trước đó, truyền thông Mỹ dẫn lời các quan chức nước này loan tin rằng chính quyền Tổng thống Joe Biden đã chấp thuận gửi các hệ thống rốc két phóng loạt tầm xa (MLRS) tới Ukraine.

Xem thêm: Ông Biden nói sẽ không gửi Ukraine rốc két bắn đến lãnh thổ Nga

Trong khi đó, Ngoại trưởng Pháp Catherine Colonna trong chuyến thăm Kyiv thông báo sẵn sàng tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine và nói rằng số vũ khí tiếp theo sẽ đến trong những tuần tới.

Thêm một nước gửi lựu pháo tự hành cho Ukraine

Đại sứ Mỹ đến Kyiv

Tân đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget Brink đã đến Kyiv, động thái mang tính biểu tượng sau khi Mỹ rút toàn bộ nhân viên ngoại giao khỏi Ukraine trước khi Nga mở chiến dịch quân sự hồi tháng 2. Theo tờ The Guardian, Bộ Ngoại giao Mỹ chưa công bố chính thức nhưng thông tin bà Brink đến Kyiv đã được xác nhận trong tiểu sử của nhà ngoại giao trên website của đại sứ quán Mỹ, trong đó nêu rằng bà Brink đến Kyiv vào ngày 29.5.

Bà Brink trước đó là đại sứ Mỹ tại Slovakia, được Tổng thống Biden đề cử làm đại sứ tại Ukraine vào cuối tháng 4 và được Thượng viện phê chuẩn vào ngày 18.5.

Nga cắt khí đốt cho Hà Lan

Công ty năng lượng GasTerra thuộc sở hữu một phần của nhà nước Hà Lan ngày 30.5 thông báo tập đoàn Gazprom của Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt từ ngày 31.5 do công ty Hà Lan từ chối thanh toán bằng đồng rúp, theo Reuters.

"Đáp lại quyết định của GasTerra, Gazprom tuyên bố sẽ không tiếp tục cung cấp [khí đốt] với hiệu lực từ ngày 31.5.2022", GasTerra thông báo.

Vượt châu Âu, châu Á chính thức là đối tác mua dầu hàng đầu của Nga

Bộ trưởng Năng lượng Hà Lan Rob Jetten viết trên Twitter rằng hiểu được quyết định của GasTerra khi không chấp nhận điều kiện thanh toán mà Gazprom đơn phương đặt ra. Ông Jetten nhấn mạnh quyết định sẽ không ảnh hưởng đến nguồn cung cấp khí đốt cho các hộ dân tại Hà Lan.

Nga sẵn sàng dỡ bỏ phong tỏa biển

Trong cuộc điện đàm ngày 30.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan rằng Moscow sẵn sàng hợp tác với Ankara để mở lại tuyến vận tải đường biển tại Ukraine, theo Reuters.

Ông Putin còn lặp lại cáo buộc rằng sự thiếu thốn lương thực toàn cầu hiện này là do chính sách thiển cận của phương Tây, đồng thời cam kết Nga sẵn sàng xuất khẩu phân bón và sản phẩm nông nghiệp nếu các lệnh cấm vận liên quan đối với Nga được dỡ bỏ.

Tổng thống Putin nói sẵn sàng mở đường cho tàu vận tải lương thực Ukraine ra biển Đen nếu Nga được dỡ cấm vận

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.