Nhà máy điện hạt nhân Rivne ở tây bắc Ukraine |
rivne npp |
Hãng Reuters ngày 23.1 đưa tin Cục Tình báo nước ngoài Nga (SVR) cáo buộc Ukraine đặt những vũ khí phương Tây cung cấp tại các nhà máy điện hạt nhân trên cả nước, trong đó có hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS).
Trong thông cáo, SVR không đưa ra chứng cứ nhưng cáo buộc Ukraine đặt HIMARS, các hệ thống phòng không và đạn pháo do Mỹ cung cấp tại nhà máy điện hạt nhân Rivne ở tây bắc Ukraine.
“Lực lượng vũ trang Ukraine đang đặt vũ khí và đạn dược do phương Tây cung cấp tại những nhà máy điện hạt nhân”, theo thông cáo, cho biết thêm rằng vũ khí được chuyển đến nhà máy điện hạt nhân Rivne vào tuần cuối cùng của năm ngoái.
Đức sẽ không ngăn Ba Lan điều xe tăng tới Ukraine |
Khi được hỏi về thông tin trên, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng điều đó thể hiện tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại với Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA).
Tuy nhiên, ông cho hay hiện chưa có kế hoạch gặp mặt nào giữa Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ukraine chưa bình luận về cáo buộc mới nhất của phía Nga.
Nga nói Mỹ “luôn khiêu khích”
Hãng TASS ngày 23.1 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho rằng tình hình hiện nay không có lợi cho việc ấn định ngày họp ủy ban tư vấn Nga-Mỹ về Hiệp ước Cắt giảm và Hạn chế vũ khí tấn công chiến lược (New START).
“Tình hình hiện tại không khuyến khích thiết lập một ngày mới, nhất là khi cân nhắc xu hướng leo thang trong cả hành động lẫn luận điệu của Mỹ”, ông nhận định và cáo buộc Mỹ “luôn khiêu khích Nga”.
Bạn biết gì về các loại xe tăng phương Tây mà Ukraine đang mong chờ được cung cấp? |
Nhà ngoại giao này cáo buộc phía Mỹ chờ đợi thời điểm Nga có phản ứng dẫn đến việc gián đoạn.
"Do đó, họ không nên kỳ vọng vào mọi việc trong lĩnh vực này tiến hành như thường lệ”, theo ông Ryabkov.
Trong một diễn biến khác, Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói rằng Ukraine từ chối hòa đàm càng lâu thì càng khó có được giải pháp.
Mỹ và Ukraine chưa đưa ra bình luận về những phát biểu trên.
Đức không ngăn Ba Lan gửi xe tăng cho Ukraine
Đài CNN ngày 23.1 dẫn lời Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho hay nước này sẽ không ngăn Ba Lan gửi các xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine, trong bối cảnh các bên chưa thống nhất về viện trợ vũ khí hạng nặng này cho Kyiv.
“Nếu được hỏi, chúng tôi sẽ không ngăn cản”, bà Baerbock trả lời báo giới.
Liên quan việc Đức chần chừ trong việc gửi xe tăng chiến đấu cho Ukraine, bà cho biết Đức có quy định liên quan việc kiểm soát sử dụng đầu cuối.
Điểm mặt các loại xe chiến đấu bọc thép hạng nặng Mỹ, châu Âu viện trợ cho Ukraine |
Theo luật cơ bản Đức, vũ khí dự định dùng trong chiến tranh phải được sản xuất, vận chuyển và đưa ra thị trường với sự ủy quyền của chính phủ liên bang.
Liên quan vấn đề gửi vũ khí cho Ukraine, Chủ tịch Hạ viện Nga Vyacheslav Volodin viết trên Telegram cho rằng điều đó sẽ “dẫn đến thảm họa toàn cầu”.
“Việc phân phối vũ khí tấn công đến chính quyền Kyiv sẽ dẫn đến thảm họa toàn cầu” ông cảnh báo và cho rằng điều này sẽ khiến Nga đáp trả bằng cách sử dụng thêm nhiều vũ khí mạnh mẽ hơn.
Xem thêm: Đức không ngăn Ba Lan gửi xe tăng Leopard 2 cho Ukraine
Ukraine quyết chiến thắng trong năm nay?
Trong cuộc gặp với Thủ tướng Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22.1, cựu Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố Anh và các đồng minh khác sẽ giúp Ukraine giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga “càng sớm càng tốt trong năm 2023”.
“Đó sẽ là điều tốt nhất cho thế giới, để mọi người không chết. Cuối cùng thì hãy kết thúc chuyện này”, ông Johnson nói trong cuộc gặp với ông Zelensky ở thủ đô Kyiv, theo trang The Kyiv Independent. Ông kêu gọi các đồng minh gửi xe tăng đến Ukraine để giúp nước này giành chiến thắng trong cuộc chiến.
Kỳ bí chuyện mật vụ Ukraine lại hạ sát điệp viên quân báo "vị cứu tinh" của Kyiv |
Về phần mình, Tổng thống Zelensky cho hay ông tin rằng Ukraine có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Nga trong năm nay, với điều kiện là người Ukraine cần phải đoàn kết và Kyiv tiếp tục nhận được viện trợ từ các đối tác nước ngoài.
Cũng trong ngày 22.1, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay ông không loại trừ khả năng cung cấp xe tăng Leclerc cho Kyiv. “Đối với xe tăng Leclerc, không gì là không thể”, ông Macron nói trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Tổng thống Macron cho biết thêm ông đã chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu xem xét vấn đề này. Trong tháng trước, Thủ tướng Ukraine Denis Shmygal đã kêu gọi Paris cung cấp xe tăng Leclerc.
Trong khi đó, trang tin Menadefense ngày 22.1 đưa tin Morocco đã bán một số lượng xe tăng chiến đấu chủ lực T-72B cho Ukraine. Số xe tăng đó đã được nâng cấp tại Cộng hòa Czech và 20 chiếc đã được gửi đến tiền tuyến ở Ukraine cách đây một tuần, theo Menadefense.
Giám đốc CIA, tổng thống Ukraine lo viện trợ vũ khí từ Mỹ sẽ gặp khó vì lý do gì? |
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 23.1 cảnh báo rằng người dân Ukraine sẽ phải hứng chịu nếu phương Tây gửi xe tăng cho Kyiv. Ngoài ra, ông cho rằng việc châu Âu chia rẽ về khả năng gửi xe tăng cho thấy “sự căng thẳng” gia tăng trong nội bộ NATO.
Xem thêm: Phương Tây quyết giúp Ukraine thắng trong năm nay?
Bình luận (0)