Chiến sự tối 29.9: Nga cảnh báo Mỹ về hạt nhân, Moscow sắp đi nước cờ quan trọng

Văn Khoa
Văn Khoa
29/09/2022 19:00 GMT+7

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov mới đây cảnh báo Mỹ về vũ khí hạt nhân; Điện Kremlin vừa thông báo Nga sẽ sáp nhập 4 vùng ở Ukraine vào ngày mai 30.9 là những thông tin đáng chú ý.

Nga sẽ sáp nhập 4 vùng ở Ukraine vào ngày mai

Theo Reuters, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 30.9 sẽ tổ chức lễ ký kết thỏa thuận sáp nhập các vùng lãnh thổ mới.

Ông Peskov cho biết lễ ký kết sẽ diễn ra vào 19 giờ ngày 30.9 (giờ Việt Nam). Các thỏa thuận sẽ được ký với "cả 4 vùng lãnh thổ đã tổ chức trưng cầu dân ý và đưa ra các yêu cầu tương ứng với phía Nga", ông Peskov nói.

Điện Kremlin nói sẽ ký thỏa thuận sáp nhập 4 vùng lãnh thổ mới vào ngày 30.9

Sau buổi lễ, Tổng thống Putin sẽ có bài phát biểu quan trọng và gặp lãnh đạo của 4 khu vực sắp được sáp nhập. Theo CNN, lãnh đạo các phe ly khai ở Ukraine và các quan chức do Nga hậu thuẫn ngày 29.9 cũng đã đến Moscow.

Xem thêm: Mỹ gia tăng sức ép lên Nga sau cuộc trưng cầu dân ý

Đại sứ Nga cảnh báo Mỹ

Trong một bài viết được đăng trên tạp chí The National Interest ngày 28.9, Đại sứ Nga tại Washington Anatoly Antonov viết rằng các nhà hoạch định quân sự của Mỹ “rõ ràng hy vọng Mỹ sẽ có thể ẩn náu phía sau đại dương" nếu vũ khí hạt nhân được sử dụng ở châu Âu. Ông Antonov cảnh báo không thể có cái gọi là xung đột hạt nhân hạn chế.

“Có thể an toàn khi giả định bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào cũng có thể nhanh chóng dẫn đến sự leo thang của một cuộc xung đột cục bộ hoặc khu vực thành một cuộc xung đột toàn cầu”, Đại sứ Antonov viết. Ông còn viết rằng nguy cơ leo thang sẽ đến từ Mỹ chứ không phải Nga, theo RT.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Nga trong một cuộc thử nghiệm

Reuters

Đại sứ Antonov còn viết những than phiền của Moscow rằng an ninh quốc gia của Nga đang bị xâm phạm đã bị phớt lờ và tình trạng này đã khiến Nga tin rằng Mỹ chỉ muốn “đạt được lợi thế về an ninh, đặc biệt trong cuộc đối đầu với Nga” và “đạt được ưu thế quân sự toàn cầu”.

Ông kêu gọi Mỹ giảm bớt những luận điệu và chính sách thù địch của mình, tôn trọng lợi ích an ninh quốc gia của Nga, đồng thời cùng Nga và các quốc gia hạt nhân khác lặp lại cam kết hướng tới việc tránh bất kỳ việc sử dụng vũ khí hạt nhân nào.

Xem nhanh: Chiến sự Nga-Ukraine ngày thứ 219

Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với cảnh báo cũng như lời kêu gọi trên của Đại sứ Antonov. Trước đó, giới chức Mỹ chỉ trích gay gắt các tuyên bố cảnh báo về vũ khí hạt nhân của Nga.

Xem thêm: Chiến sự ngày 214: Mỹ cảnh báo Nga về vũ khí hạt nhân

Mỹ làm gì sau khi cảnh báo về vũ khí hạt nhân từ Tổng thống Putin?

Các cơ quan tình báo Mỹ và đồng minh đang đẩy mạnh nỗ lực phát hiện bất kỳ động thái quân sự hoặc liên lạc nào của Nga có thể báo hiệu Tổng thống Vladimir Putin đã ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine.

Động thái trên do 5 quan chức và cựu quan chức Mỹ tiết lộ với tạp chí Politico mới đây. Tuy nhiên, họ cảnh báo bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Putin đã quyết định sử dụng vũ khí hạt nhân để giành lại thế chủ động ở Ukraine có thể chỉ được nhận ra khi đã quá muộn.

Mỹ tăng cường giám sát tình báo trước nguy cơ xung đột hạt nhân gia tăng ở Ukraine

Hầu hết các máy bay của Nga, cùng với các bệ phóng tên lửa và rốc két thông thường, cũng có thể triển khai các vũ khí hạt nhân chiến thuật nhỏ. Những vũ khí này được thiết kế để nhắm vào các mục tiêu cụ thể trên chiến trường, khác với các vũ khí chiến lược như tên lửa đạn đạo liên lục địa thường có thể để lộ dấu hiệu khi những đơn vị phụ trách những loại vũ khí chiến lược được đặt trong tình trạng báo động hoặc tập trung trong các cuộc huấn luyện.

Xem thêm: Mỹ làm gì sau khi cảnh báo về vũ khí hạt nhân từ Tổng thống Putin?

Mỹ gửi thêm HIMARS cho Ukraine

Mỹ vừa công bố gói viện trợ vũ khí trị giá đến 1,1 tỉ USD cho Ukraine, trong đó gồm 18 Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS).

Theo thông báo của Lầu Năm Góc, gói viện trợ vũ khí mới 1,1 tỉ USD là một phần của Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine. Trong lần viện trợ này, đáng chú ý nhất là 18 tổ hợp HIMARS cùng các loại đạn kèm theo.

Ukraine sẽ tăng gấp đôi số tổ hợp HIMARS sau gói viện trợ vũ khí mới của Mỹ

Số vũ khí này sẽ không lấy trực tiếp từ kho của quân đội Mỹ mà sẽ được đặt mua từ nhà sản xuất Lockheed Martin. Trước đó, Mỹ đã trích trực tiếp từ kho 16 HIMARS để cung cấp cho Ukraine.

Xem thêm: Mỹ gửi thêm 18 HIMARS cho Ukraine trong gói viện trợ 1,1 tỉ USD

Đại sứ quán Mỹ lại cảnh báo công dân rời Nga ngay lập tức

Cảnh báo được đưa ra đêm 28.9 (theo giờ Moscow), vài ngày sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh động viên một phần binh sĩ tham gia "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine, CNN cho hay.

Theo cảnh báo này, "Nga có thể từ chối thừa nhận quốc tịch Mỹ của công dân song tịch, không cho họ tiếp cận sự hỗ trợ của Mỹ về lãnh sự, ngăn cản họ rời khỏi Nga và bắt buộc công dân song tịch nhập ngũ để thực hiện nghĩa vụ quân sự".

Người Nga rồng rắn qua Georgia, chưa chắc được chào đón

Mỹ, Nga nói gì về vụ đường ống Nord Stream bị rò rỉ?

Một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ ngày 28.9 nói rằng dù các đồng minh lo ngại việc đường ống Nord Stream bị vỡ là hành động cố ý, Mỹ tin rằng còn quá sớm để kết luận có sự phá hoại.

“Vẫn chưa có kết luận về vấn đề này. Tôi nghĩ nhiều đối tác của chúng tôi đã xác định hoặc tin rằng đó là sự phá hoại”, vị quan chức nói với các phóng viên Lầu Năm Góc với điều kiện giấu tên, theo Reuters.

Khi được hỏi liệu có thể loại trừ bất kỳ sự liên quan nào của Mỹ với vụ đường ống Nord Stream bị vỡ, vị quan chức trả lời: “Chúng tôi hoàn toàn không liên quan".

Xem thêm: Mỹ, Nga nói gì về vụ đường ống Nord Stream bị rò rỉ?

Tình báo Mỹ từng cảnh báo Đức về nguy cơ đường ống Nord Stream bị tấn công

Tổng thống Putin ký sắc lệnh mới

Tổng thống Vladimir Putin hôm nay 29.9 đã ký một sắc lệnh cho phép chính phủ cấm một số xe tải phương Tây vận chuyển hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Nga, theo Reuters.

Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức và được áp dụng đối với các quốc gia đã áp dụng các biện pháp hạn chế tương tự đối với Nga. Các nước thuộc Liên minh châu Âu nằm trong số những quốc gia đã đưa ra các hạn chế đối với việc nhập cảnh của xe tải Nga.

Xem thêm: Tổng thống Putin nhắn phương Tây: Cô lập Nga là điều không thể

Xem thêm các diễn biến liên quan chiến sự Nga-Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.