Tỉnh trưởng Roman Starovoyt của tỉnh Kursk thuộc Nga giáp với Ukraine hôm nay 6.12 viết trên ứng dụng nhắn tin rằng một chiếc UAV đã tấn công một sân bay trong tỉnh cùng ngày, khiến một bồn dầu phát hỏa. “Không có thương vong... Tất cả lực lượng khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường”, ông Starovoyt viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.
Sau đó, ông Starovoyt nói rằng giới chức khu vực đã tổ chức một cuộc họp của “ủy ban chống khủng bố". Ông không nói ai chịu trách nhiệm về vụ tấn công.
Nga cáo buộc Ukraine tấn công 2 căn cứ không quân sâu trong lãnh thổ |
Nga cáo buộc Ukraine tấn công 2 căn cứ không quân
Đài CNN ngày 6.12 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga cáo buộc Ukraine dùng các máy bay không người lái (UAV) tấn công 2 căn cứ không quân Nga.
Bộ Quốc phòng Nga cho hay các vụ tấn công xảy ra tại các khu vực Saratov và Ryazan, nhưng đã bị ngăn chặn bởi lực lượng phòng không, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng đăng bởi hãng RIA Novosti.
Xem thêm: Nga cáo buộc Ukraine tấn công 2 căn cứ không quân sâu trong lãnh thổ
Ukraine hứng tên lửa Nga trong lạnh giá dưới 0 độ C |
Nga cáo buộc Ukraine tấn công nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu hôm nay 6.12 cáo buộc Ukraine tiếp tục nã pháo vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cố tình tạo ra mối đe dọa về một thảm họa hạt nhân, theo Reuters.
Bộ trưởng Shoigu nói rằng Ukraine đã bắn 33 quả đạn pháo cỡ lớn vào nhà máy trong hai tuần qua, nhưng hầu hết quả đạn pháo đã bị lực lượng phòng không Nga đánh chặn, mặc dù “một số quả vẫn trúng phải các vật thể, gây ảnh hưởng đến hoạt động an toàn của nhà máy điện hạt nhân”.
Một quân nhân Nga ngồi gần súng phóng lựu tự động Plamya tại vị trí chiến đấu trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, bên tả ngạn sông Dnipro ở tỉnh Zaporizhzhia thuộc miền nam Ukraine ngày 26.11 |
Reuters |
Bộ trưởng Shoigu còn nói rằng các lực lượng Nga đang thực hiện “mọi biện pháp” để đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, trước tình trạng ông gọi là “khủng bố hạt nhân” từ Kyiv.
Trong khi đó, Ukraine phủ nhận việc nã pháo vào nhà máy Zaporizhzhia, vốn nằm dưới sự kiểm soát của các lực lượng Nga kể từ những ngày đầu tiên của chiến sự, và cáo buộc lực lượng Nga đã nổ súng vào cơ sở này.
Xem thêm: Nga nói binh sĩ Ukraine vượt sông tấn công nhà máy điện hạt nhân
Mỹ bí mật chỉnh sửa HIMARS gửi cho Ukraine, triệt khả năng Kyiv bắn đến Nga |
Mỹ bí mật chỉnh sửa HIMARS gửi cho Ukraine?
Lầu Năm Góc bí mật chỉnh sửa Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) trước khi chuyển cho Ukraine để chặn nguy cơ Kyiv có thể sử dụng dòng vũ khí này bắn vào lãnh thổ Nga, khiến chiến sự leo thang.
Kể từ tháng 6, Mỹ viện trợ 20 khẩu đội HIMARS cho chính quyền Tổng thống Volodymyr Zelensky. Tuy nhiên, số vũ khí này đặc biệt được điều chỉnh để loại trừ khả năng khai hỏa tên lửa tầm xa, tờ The Wall Street Journal hôm 5.12 dẫn lời các quan chức Mỹ.
Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 được khai hỏa tại một địa điểm chưa xác định ở Ukraine |
Reuters |
HIMARS là phương tiện có bánh, được trang bị hệ thống rốc két ở đằng sau.
Cùng với HIMARS, Mỹ cung cấp Hệ thống rốc két phóng loạt dẫn đường (GMLRS) với tầm bắn 80 km, mang lại năng lực tấn công các kho vũ khí và trung tâm chỉ huy của Nga trong phạm vi lãnh thổ Ukraine.
Xem thêm: Mỹ bí mật chỉnh sửa HIMARS gửi cho Ukraine, triệt khả năng Kyiv bắn đến Nga
Nga thà giảm sản lượng chứ không chấp nhận giá trần dầu mỏ phương Tây áp đặt |
UAV Nga sử dụng ở Ukraine có phụ tùng Canada?
Đài Global News ngày 6.12 đưa tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau “cực kỳ quan ngại” về thông tin phụ tùng Canada được phát hiện trong mẫu máy bay không người lái (UAV) Iran sản xuất mà Nga sử dụng tại Ukraine.
Nhà lãnh đạo phát biểu với báo giới sau khi báo The Globe and Mail hôm 4.12 đưa tin về sự việc trên do tổ chức phi lợi nhuận Statewatch (Anh) phát hiện.
Theo đó, một ăng ten được sản xuất bởi công ty Tallysman Wireless có trụ sở tại Ottawa (Canada) được phát hiện trong UAV tấn công Shahed-136 của Iran. Mẫu UAV này gần đây được Nga sử dụng trong chiến sự, khi Moscow tập trung gây thiệt hại hạ tầng năng lượng Ukraine.
Xem thêm: Nghi vấn UAV Nga sử dụng ở Ukraine có phụ tùng Canada
Tổng thống Pháp Macron đã nhìn thấy gì trong mắt của Tổng thống Putin? |
Tổng thống Pháp đã nhìn thấy gì trong mắt của Tổng thống Putin?
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây nói rằng ông nhìn thấy “sự oán giận" trong cặp mắt của Tổng thống Vladimir Putin, vì nhà lãnh đạo Nga tin rằng phương Tây đang tìm cách hủy diệt đất nước của ông.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn Đài CBS News hôm 4.12, Tổng thống Macron được đề nghị đưa ra quan điểm cá nhân về những gì ông nhìn thấy trong mắt của Tổng thống Putin. Vào năm 2001, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush từng được đề nghị làm điều này, và ông Bush nhận xét: “Tôi thấy ông Putin rất thẳng thắn và đáng tin cậy”.
Tổng thống Macron trả lời rằng ông nhìn thấy “một dạng oán giận” mà ông tin là nhắm vào thế giới phương Tây, bao gồm cả Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, và sự oán giận đó được củng cố bởi “cảm giác rằng quan điểm của phương Tây là tiêu diệt Nga”.
Xem thêm: Tổng thống Pháp đã nhìn thấy gì trong mắt của Tổng thống Putin?
Xem Tổng thống Putin lái xe qua cầu Crimea |
Điện Kremlin nói không thấy triển vọng cho hòa đàm về Ukraine lúc này
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm nay 6.12 nói rằng Nga đồng ý với Mỹ về sự cần thiết của hòa bình lâu dài ở Ukraine nhưng không nhìn thấy triển vọng đàm phán vào lúc này, theo Reuters.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn hôm 5.12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng cuộc xung đột ở Ukraine sẽ kết thúc “gần như chắc chắn bằng ngoại giao” và đàm phán. Ông còn nhấn mạnh “hòa bình lâu dài và công bằng” là cần thiết.
Trong khi đó, ông Peskov hôm nay nói với giới phóng viên rằng Nga "có thể đồng ý" với "kết quả của những gì đang diễn ra nên là một nền hòa bình lâu dài và công bằng", “nhưng về triển vọng cho một số kiểu đàm phán, chúng tôi không thấy có bất kỳ kiểu đàm phàn nào vào lúc này”.
Ông Peskov còn nhấn mạnh để các cuộc đàm phán diễn ra với các đối tác tiềm năng, Nga cần phải hoàn thành các mục tiêu của “chiến dịch quân sự đặc biệt” của mình ở Ukraine. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ cũng như Ukraine.
Quan chức EU đề nghị "kiện" Mỹ ra WTO vì đạo luật tạo lợi thế bất cân xứng |
Xem thêm: Tổng thống Biden ra điều kiện nói chuyện với Tổng thống Putin
Bình luận (0)