Chiến sự Ukraine đến trưa 26.4: tình hình căng thẳng ở miền đông

26/04/2022 11:31 GMT+7

Trong lúc chiến sự tại Ukraine tiếp tục căng thẳng ở miền đông và những đợt pháo kích diễn ra liên tiếp ở miền tây và miền nam, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo không thể loại trừ nguy cơ "Thế chiến thứ ba".

Quang cảnh tàn phá ở làng Novotoshkivka thuộc vùng Donbass hôm 25.4

CHND Luhansk

Chiến sự tiếp diễn

Bộ Quốc phòng Nga thông báo các tên lửa chính xác cao của nước này đã phá hủy 6 cơ sở đường sắt, mà theo phía Nga được dùng để vận chuyển vũ khí nước ngoài cho lực lượng Ukraine đang đóng ở Donbass. Nga cũng cho hay đã tấn công 25 cơ sở hạ tầng quân sự Ukraine trong đêm 25.4.

Còn trang Facebook của đại tướng Valery Zaluzhny, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, cho biết Nga tiếp tục dội pháo vào thành phố Kharkiv ở miền đông, cũng như các thị trấn, làng mạc ở miền nam. Tuy nhiên, quân Ukraine đẩy lùi 5 vụ tấn công và tiêu diệt hơn 200 lính Nga, theo bộ chỉ huy ở miền đông và miền nam.

Chiến dịch Nga chưa thể đột phá đáng kể vì yếu hậu cần?

Cùng ngày, sau nhiều tuần kể từ khi đưa quân vào thành phố Kherson, quân đội Nga đã giành quyền kiểm soát Hội đồng thành phố Kherson, theo hai thành viên chính quyền thành phố.

Nguy cơ "Thế chiến thứ ba"

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 25.4 nói có nguy cơ "thực sự" về Thế chiến 3, và coi việc NATO cung cấp vũ khí cho Ukraine "về cơ bản là bước vào chiến tranh với Nga".

"Rủi ro hiện nay là rất lớn", ngoại trưởng Nga nói trong cuộc phỏng vấn với truyền hình nhà nước. "Tôi không muốn làm trầm trọng những rủi ro đó một cách giả tạo. Nhiều người muốn như vậy. Nguy cơ này là nghiêm trọng, là có thật. Và chúng ta không được đánh giá thấp nó".

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov

afp/getty


Xem thêm: Ngoại trưởng Nga cảnh báo 'thực sự' có nguy cơ xảy ra Thế chiến 3

Ông Lavrov đồng thời cảnh báo NATO về việc viện trợ vũ khí cho Kyiv. Ông nhắc lại lập trường của Moscow coi số vũ khí này là các mục tiêu hợp pháp.

Về vấn đề đàm phán hòa bình, ông Lavrov chỉ trích cách tiếp cận của Kyiv. "Thiện chí có giới hạn của nó. Nhưng nếu không có qua có lại, thì không có ích gì cho quá trình đàm phán", ông nói. "Nhưng chúng tôi vẫn đang tham gia các cuộc đàm phán với nhóm do [Tổng thống Ukraine Volodymyr] Zelensky ủy quyền, và sẽ duy trì mối liên hệ này".

EU chưa đạt thỏa thuận về cấm vận năng lượng Nga

Trục xuất ngoại giao và quyền phủ quyết

Bộ Ngoại giao Nga cho biết tổng cộng khoảng 400 nhà ngoại giao của nước này đã bị trục xuất khỏi 28 quốc gia phương Tây từ khi "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine diễn ra.

Quy mô các cơ quan lãnh sự ở nhiều nước cũng bị giảm xuống, ông Ivanov cho biết. "Mục đích là gây khó khăn cho việc cung cấp hỗ trợ, bao gồm hỗ trợ công dân và những người yêu nước Nga sống tại các nước này", theo vị quan chức.

Xem thêm: 400 nhà ngoại giao Nga bị các nước phương Tây trục xuất

Hãng AFP đưa tin 193 thành viên của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 27.4 sẽ tiến hành bỏ phiếu nghị quyết yêu cầu 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an phải biện minh cho việc sử dụng quyền phủ quyết trong tương lai.

Thụy Điển, Phần Lan đồng ý gia nhập NATO?

Theo một đại sứ không nêu tên, nghị quyết trên nhằm buộc Mỹ, Trung Quốc, Nga, Pháp và Anh phải “trả giá cao hơn về mặt chính trị” nếu chọn dùng quyền phủ quyết để chặn đứng một nghị quyết của Hội đồng Bảo an. Chiến sự tại Ukraine được cho là nguyên nhân thúc đẩy cuộc bỏ phiếu này.

Xem thêm tình hình chiến sự Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.