Chiến sự Ukraine giúp vũ khí Mỹ đắt hàng?

Văn Khoa
Văn Khoa
18/03/2022 16:45 GMT+7

Chính phủ của nhiều nước châu Âu gần đây được cho là tiếp cận chính phủ và nhà thầu quốc phòng Mỹ với danh sách vũ khí cần mua, giữa lúc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Một máy bay không người lái MQ-9 Reaper

Reuters

Reuters ngày 17.3 dẫn một số nguồn tin tiết lộ Đức đã đề nghị mua những hệ thống phòng thủ ngăn chặn tên lửa đạn đạo, như Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ chế tạo. Đức cũng đang gần đạt thỏa thuận mua chiến đấu cơ tàng hình F-35 của tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin.

Trong khi đó, Ba Lan muốn mua được nhanh chóng một số máy bay không người lái MQ-9 Reaper từ Mỹ, theo một quan chức chính phủ nước này tiết lộ. Thông thường, các thỏa thuận quốc phòng với Mỹ phải mất nhiều năm đàm phán và phê chuẩn sau khi các nước trải qua vài năm cho quyết định nhu cầu của họ.

Vũ khí Mỹ đắt hàng nhờ chến dịch quân sự của Nga ở Ukraine

Đề nghị mua vũ khí cũng đến từ những quốc gia khác ở Đông Âu, nơi các đồng minh mong muốn có được những loại vũ khí mà Ukraine đã sử dụng thành công trong việc đối phó lực lượng Nga, như tên lửa phòng không Stinger và tên lửa chống tăng Javelin, theo 2 nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.

Quân nhân Ukraine vận chuyển tên lửa Javelin tại tiền tuyến ở tỉnh Kyiv ngày 13.3

Reuters

Tên lửa Javelin do hai công ty Mỹ Raytheon và Lockheed Martin cùng sản xuất, còn Stinger do Raytheon chế tạo. Tình trạng nhu cầu mua vũ khí có khả năng gia tăng kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine hôm 24.2 đã đẩy giá trị cổ phiếu của Lockheed Martin tăng 8,3% và giá trị cổ phiếu của Raytheon tăng 3,9%, theo Reuters.

Vũ khí phương Tây nào đang củng cố quân đội Ukraine?

Trong cuộc điều trần ở Hạ viện hồi tuần trước, Trợ lý thứ trưởng quốc phòng Mỹ Mara Karlin cho hay các đồng minh châu Âu đang tăng mạnh chi tiêu quốc phòng.

Binh sĩ Mỹ khai hỏa tên lửa Stinger từ xe tác chiến đấu bộ binh Stryker trong cuộc tập trận ở Estonia vào ngày 10.3.

Reuters

Do những thương vụ vũ khí giữa các nhà thầu Mỹ với chính phủ nước ngoài đòi hỏi có sự phê chuẩn của chính phủ Mỹ, Cơ quan Hợp tác an ninh quốc phòng của Lầu Năm Góc tổ chức các cuộc họp hằng tuần của Đội quản lý khủng hoảng châu Âu của cơ quan này để xem xét những yêu cầu cụ thể liên quan tình hình Ukraine, theo Reuters dẫn một nguồn tin.

Nhằm tăng tốc việc chính phủ Mỹ phê chuẩn gói bán và chuyển giao những vũ khí do các nhà thầu Mỹ sản xuất, Lầu Năm Góc đã tái thiết lập một đội để giải quyết nhu cầu gia tăng, theo Reuters.

Xem thêm diễn biến xoay quanh tình hình Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.