Chiến sự được đẩy mạnh
Trong ngày thứ 6 của chiến dịch quân sự tại Ukraine, các lực lượng Nga đẩy mạnh tấn công thành phố Kharkiv ở vùng đông bắc. Một cuộc tấn công lớn xảy ra ngay tại quảng trường Tự do ở trung tâm thành phố lớn thứ hai của Ukraine đã làm ít nhất 10 người thiệt mạng và 35 người bị thương. Các quan chức cho biết một cuộc không kích nhắm vào một tòa chung cư cũng làm thêm 8 người thiệt mạng, theo AFP.
Cảnh đổ nát sau cuộc tấn công tại quảng trường ở Kharkiv |
AFP |
Phía Nga chưa bình luận về vụ việc nhưng trước đó tuyên bố chỉ nhắm vào các mục tiêu quân sự, đồng thời cáo buộc Ukraine triển khai các hệ thống phòng thủ ở vùng dân cư.
Tại thành phố Mariupol ở vùng đông nam, bên bờ biển Azov, các cuộc pháo kích diễn ra liên tục và nguồn điện bị cắt đứt. Lãnh đạo Denis Pushilin của “Cộng hòa Nhân dân Donetsk”, lực lượng ly khai được Nga công nhận, tuyên bố mục tiêu chính là bao vây thành phố trong ngày 1.3.
Nga công bố mục tiêu tại Kyiv, nói tiếp tục chiến dịch để đạt mục tiêu |
Bộ Quốc phòng Nga hôm 28.2 tuyên bố đã kiểm soát thành phố Berdyansk cũng nằm bên bờ biển Azov, cách Mariupol 84 km. Hôm qua, bộ này cho rằng đã cắt đứt toàn bộ đường tiếp cận của Ukraine với biển Azov, đồng thời đã hợp nhất với cánh quân của phe ly khai tại khu vực. Quân Nga còn được cho là đã thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh thành phố Kherson ở miền nam Ukraine, giáp với Crimea.
Tại Kyiv, lực lượng Nga được cho là đang tập trung ngày càng đông ở ngoại ô thành phố. Ảnh vệ tinh cho thấy đoàn xe quân sự của Nga kéo dài đến 65 km.
Đoàn xe quân sự trên một tuyến đường ở ngoại ô Kyiv |
AFP |
Bộ Quốc phòng Nga ngày 1.3 cảnh báo sẽ tấn công trụ sở Cơ quan An ninh Ukraine và một trung tâm thông tin tại Kyiv, yêu cầu người dân ở gần sơ tán. Hoạt động được cho là nhằm ngăn chặn chiến dịch thông tin của Ukraine nhắm vào Nga.
Không lâu sau đó, khu vực gần tháp truyền hình tại Kyiv bị tấn công. Tuy tòa tháp còn nguyên vẹn nhưng việc phát sóng bị gián đoạn, theo AFP. Interfax đưa tin 5 người thiệt mạng và 5 người bị thương trong cuộc tấn công này.
Vụ tấn công tháp truyền hình ở Kyiv |
Reuters |
Cuộc tấn công tháp truyền hình tại Kyiv |
AFP |
Bảo vệ Kyiv
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm qua tuyên bố mục tiêu chính của Nga là Kharkiv và Kyiv. Ông đặc biệt nhấn mạnh việc bảo vệ thủ đô Kyiv vì đây là "trái tim của cả nước.
Xem nhanh: Diễn tiến ngày thứ 6 chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine |
Trong bài phát biểu thông qua video trước Nghị viện châu Âu, ông Zelensky kêu gọi EU chứng minh sự ủng hộ với Ukraine bằng cách chấp nhận Kyiv làm thành viên của khối.
Trong một cuộc phỏng vấn khác, ông Zelensky yêu cầu Nga dừng oanh tạc các thành phố của Ukraine trước khi cuộc đối thoại ý nghĩa về thỏa thuận ngừng bắn có thể bắt đầu. Ông cũng thúc giục NATO thiết lập vùng cấm bay nhằm ngăn không quân Nga sử dụng không phận để tấn công.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vỗ tay cho bài phát biểu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (màn hình) |
AFP |
Tiếp tục đối thoại
TASS hôm qua dẫn nguồn tin tiết lộ Nga và Ukraine sẽ bắt đầu cuộc đối thoại thứ hai trong ngày 2.3. Phía Nga được cho là đã yêu cầu Ukraine cam kết bằng văn bản về việc không gia nhập NATO và trưng cầu dân ý về vấn đề này. Đồng thời, Kyiv phải công nhận 2 vùng ly khai và không đòi lại Crimea. Phía Ukraine muốn Nga ngừng bắn và rút toàn bộ lực lượng khỏi lãnh thổ Ukraine.
Cũng trong ngày 1.3, thêm các tập đoàn năng lượng lớn của châu Âu rút lui khỏi các dự án hợp tác tại Nga. Trong đó, tập đoàn Shell tuyên bố thoái vốn khỏi các dự án năng lượng trong khi TotalEnergies của Pháp nói sẽ không rót thêm vốn cho các dự án mới tại Nga.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cùng ngày công bố kế hoạch hạn chế tạm thời việc các doanh nghiệp nước ngoài thoái vốn khỏi Nga vì cho rằng các công ty này đang chịu “sức ép chính trị” không phải là vì yếu tố kinh tế.
Nối gót BP, Shell rời thị trường Nga vì chiến dịch quân sự tại Ukraine |
Cùng ngày, quan chức Pháp và Nga có màn khẩu chiến về các lệnh cấm vận. Theo AFP, Ngoại trưởng Pháp Bruno Le Maire tuyên bố châu Âu và Mỹ đang thực hiện cuộc “chiến tranh kinh tế và tài chính toàn diện với Nga” và sẽ khiến nền kinh tế Moscow “sụp đổ”. Ông Le Maire sau đó đính chính rằng đã dùng chưa chuẩn xác từ “chiến tranh” nhưng cũng hứng chịu lời đáp trả từ Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Liên bang Nga Dmitry Medvedev: “Ăn nói cẩn thận, quý ông! Đừng quên rằng trong lịch sử nhân loại, các cuộc chiến tranh kinh tế thường trở thành chiến tranh thật sự”.
Cả triệu người sơ tán
Tính đến hôm qua, Nga đã phóng hơn 400 quả tên lửa về phía Ukraine, theo CNN dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ. Vị này nhận định Ukraine vẫn duy trì lực lượng phòng không. Trong khi Nga chưa chiếm ưu thế tuyệt đối trên không, lực lượng nước này đã kiểm soát được một số vùng tốt hơn một số khu vực khác.
Người tị nạn tại biên giới Ukraine-Ba Lan |
AFP |
Ukraine cho rằng hơn 350 dân thường thiệt mạng từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ngày 24.2. Moscow tuyên bố chỉ nhắm vào mục tiêu quân sự và cáo buộc Kyiv đưa thiết bị phòng thủ vào khu dân cư.
Theo cơ quan tị nạn của Liên Hiệp Quốc, hơn 660.000 người đã rời khỏi Ukraine sang các nước láng giềng như Ba Lan, Romania. Cơ quan này ước tính 1 triệu người đã phải sơ tán trong lãnh thổ Ukraine và khoảng 4 triệu người tị nạn có thể cần sự giúp đỡ trong những tháng tới và 12 triệu người nữa tại Ukraine cần tiếp tế.
Ngược dòng sơ tán, người mẹ quay về Ukraine tìm con |
Xem thêm về tình hình khủng hoảng Nga-Ukraine:
- Đại sứ Nga nói hy vọng khủng hoảng không dẫn đến việc dùng vũ khí hạt nhânÚc tuyên bố gửi tên lửa đến Ukraine vì vũ khí này ‘cực kỳ hiệu quả’
- Thổ Nhĩ Kỳ cấm tàu chiến vào 2 eo biển chiến lược
- Đoàn xe quân sự dài 65 km của Nga kéo đến ngoại ô Kyiv?
- Cập nhật chiến sự Ukraine: Nga phóng rốc két vào Kharkiv, giới chức nói nhiều người thương vong
Bình luận (0)