Một khu chợ ở Severodonetsk, tỉnh Luhansk bị phá hủy sau khi trúng pháo kích |
reuters |
Donbass căng thẳng
Trận chiến giành quyền kiểm soát thành phố (TP) Severodonetsk ở tỉnh Luhansk thuộc vùng Donbass đang ngày càng gay gắt hơn. Ông Oleksandr Stryuk, đứng đầu chính quyền quân dân sự thành phố Severodonetsk, ngày 31.5 khẳng định các lực lượng Nga đang kiểm soát phân nửa thành phố chiến lược này.
Xem thêm: Chiến sự chiều 31.5: Lực lượng Nga nói bắn hạ Su-25 của Ukraine, kiểm soát nửa Severodonetsk
Xem nhanh: Chiến dịch của Nga ngày 97, sẽ lặp lại 'Mariupol' ở Donbass? |
Trước đó, Tỉnh trưởng Luhansk Serhiy Haidai nói Nga đã kiểm soát một phần Severodonetsk và đang tiến về trung tâm TP. Hãng tin TASS cũng dẫn lời ông Leonid Pasechnik, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Luhansk tự xưng (LPR), cho biết lực lượng Nga đã kiểm soát 1/3 TP.Severodonetsk, nhưng quá trình này diễn ra lâu hơn họ mong đợi.
Xem thêm: Lãnh đạo thân Nga thừa nhận tiến quân chậm hơn mong đợi ở Severodonetsk
Người đứng đầu LPR cũng chỉ ra rằng mục tiêu chính của họ hiện nay là “giải phóng” Severodonetsk và TP lân cận Lysychansk. Reuters nhận định nếu cả hai TP này thất thủ, Nga sẽ kiểm soát hoàn toàn Luhansk và có thể tiếp tục tiến công tại Donetsk.
Tuy nhiên, báo cáo tình báo của Bộ Quốc phòng Anh cho rằng ngoài Severodonetsk, Nga sẽ cần giành quyền kiểm soát thêm TP.Kramatorsk và tuyến đường chính M04 Dnipro-Donetsk nếu muốn kiểm soát hoàn toàn Donbass.
Nga kiểm soát hầu hết thành phố Sievierodonetsk |
Xem thêm: Tình báo Anh: Severodonetsk chưa phải là thành trì cuối của Ukraine ở Donbass
Ukraine cho biết Nga đã phá hủy tất cả các cơ sở hạ tầng quan trọng của TP bằng các cuộc bắn phá không ngừng cùng các cuộc tấn công trên mặt đất gây thương vong lớn. Theo ông Haidai, khoảng 15.000 người vẫn còn kẹt ở Severodonetsk và việc sơ tán đang bị dừng lại. Họ đang thiếu trầm trọng điện, thực phẩm, nước và thuốc men.
Ông Haidai ngày 31.5 cũng cho biết Nga đã bắn trúng một bể chứa axit nitric ở Severodonetsk. Trong bài đăng trên ứng dụng Telegram, ông kêu gọi cư dân địa phương không rời khỏi các hầm trú bom do nguy cơ do khói độc từ thùng axit gây ra. Nhà lãnh đạo này cũng đăng một bức ảnh về một đám mây lớn màu hồng trên các tòa nhà chung cư. Hiện chưa có thông tin về thương vong trong vụ việc và Nga chưa bình luận về cáo buộc này.
Lãnh đạo châu Âu nhất trí "về nguyên tắc" cấm nhập khầu đến 90% dầu mỏ từ Nga |
EU cấm vận dầu Nga
Các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 30.5 đã đưa ra biện pháp trừng phạt Nga mạnh tay nhất từ trước đến nay liên quan đến xung đột tại Ukraine. Theo đó, EU sẽ cấm nhập khẩu 2/3 lượng dầu thô từ Nga và hướng đến cấm vận 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Đáp lại, hãng tin TASS dẫn lời trưởng phái đoàn đại diện thường trực của Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna (Áo) Mikhail Ulyanov cho biết Moscow sẽ tìm các khách hàng khác cần dầu của Nga.
Gói cấm vận mới nhất miễn trừ dầu vận chuyển bằng đường ống để những nước phụ thuộc rất nhiều vào Nga về vấn đề năng lượng như Hungary có thời gian tìm kiếm nguồn cung thay thế. Hungary, Slovakia, CH Czech đã phản đối việc thông qua gói trừng phạt này trong nhiều tuần qua vì lo ngại tác động đến nền kinh tế.
Xem thêm: Các nhà lãnh đạo EU cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga
Thỏa thuận EU mới thông qua còn chặn kết nối của ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và cấm thêm 3 đài truyền hình nhà nước Nga. AFP dẫn lại thông báo của Sberbank ngày 31.5 cho biết ngân hàng không bị các biện pháp này ảnh hưởng.
Thân nhân hàng binh Azovstal kêu gọi Nga tuân thủ Công ước Geneva |
Nga cắt khí đốt đến Hà Lan, Đan Mạch, Đức
Reuters đưa tin Nga ngày 31.5 đã mở rộng việc cắt giảm khí đốt sang châu Âu. Công ty khí đốt Nga Gazprom cho biết họ sẽ cắt nguồn cung đến một số quốc gia "không thân thiện" đã từ chối chấp nhận thanh toán khí đốt bằng đồng rúp.
Ngày 31.5, Gazprom cho biết họ đã cắt hoàn toàn khí đốt đến công ty khí đốt Hà Lan GasTerra. Sau đó, Gazprom cho biết kể từ ngày 1.6, họ cũng sẽ dừng các dòng khí đốt đến công ty Orsted của Đan Mạch và đến công ty Shell Energy đang có hợp đồng cung cấp khí đốt cho Đức. Cả Orsted và Shell Energy đều không thanh toán tiền mua khí đốt bằng đồng rúp.
Động thái của gã khổng lồ khí đốt Nga là đòn trả đũa mới nhất đối với các lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Moscow. Trước đó, Nga đã ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên cho Bulgaria, Ba Lan và Phần Lan vì không làm theo yêu cầu thanh toán mà Moscow đưa ra.
- Chiến sự Ukraine ngày 93: Tổng thống Putin bất ngờ gặp phản đối trong nước
- Chiến sự Ukraine ngày 92: giao tranh ở miền đông khốc liệt đỉnh điểm
- Chiến sự ngày 91: Giao tranh đến sát thành phố then chốt ở Donbass
- Chiến sự ngày thứ 90: ‘Trận chiến có thể quyết định số phận’ của Ukraine
- Chiến sự ngày Ukraine thứ 89: Xung đột leo thang tại miền đông
Bình luận (0)