Đất Nga Sơn có nghề dệt chiếu. Từ xứ Thanh tỏa đi khắp muôn nơi, chiếu cói nâng giấc ngủ đưa ta tạm lánh xa thứ xô bồ nơi cuộc sống.
Ngày ấy, tấm cói ngả vàng lao xao gợn sóng. Bà cụ với đôi tay thoăn thoắt, đan như múa thành hình, thành dạng. Chiếc chiếu ra đời. Nơi tôi đặt mình nuôi dưỡng tuổi thơ, hẳn phải tuyệt vời lắm, ngờ đâu bình dị, dễ thương đến thế.
Xứ Thanh ở bắc miền Trung. Xứ Thanh có nghề dệt chiếu cói. Đất Nga Sơn tỏa ra khí chất huyền diệu, khó nhớ mà cũng khó quên. Mấy chục năm tâm huyết với nghề dệt chiếu, tâm hồn người nghệ nhân già hòa cả vào đây. Nga Sơn một biển trời riêng. Bà là cánh chim đầu đàn hiên ngang, đôi tay biến thành nghệ sĩ thổi hồn vào chiếc chiếu. Một vật tưởng như tầm thường không ai để ý đến bỗng trở thành lớn lao hơn những gì tôi tưởng tượng.
Ngắm nghệ nhân say sưa sống trong thế giới của mình, đôi chân tôi mọc rễ. Tôi bị thu hút, bị cuốn vào thế giới không thể tìm thấy trong cuộc sống ngoài kia. Thế giới đa diện, đa phương. Thế giới bốn chiều mà con đường giao tiếp dường như là những giấc mơ. Đó là thế giới chiếu Nga Sơn Thanh Hóa mà lũ trẻ chúng tôi đã nghiễm nhiên coi là một trong những huyền thoại tuổi thơ.
Ro ro, loẹt xoẹt, rột roạt, tanh tách. Chiếc chiếu Nga Sơn hiện ra trước mắt! Chiếu cói là nguồn gốc ấm no. Bà nghệ nhân nở nụ cười trìu mến. Bà chạm vào từng chiếc chiếu như vỗ về đàn con nhỏ sắp lao mình vào nhân gian. Bà bảo mấy chiếc chiếu này đã từng là một phần của cây cói đấy. Nó cũng là máu là thịt của cây. Con người sử dụng nó thì ít nhất cũng nên biết ơn chúng.
Nga Sơn - Thanh Hóa. Chiếu là cuộc sống, chiếu là sinh nhai. Chiếc chiếu hòa cùng bàn tay người thợ dệt. Dệt cói khó lắm chứ. Không cẩn thận thì xước tay. Bà nói nhẹ như gió thoảng. Chiếc chiếu chứa đựng cả tâm hồn nghệ sĩ ẩn danh. Chẳng ai biết. Chẳng ai hay. Cuộc sống hiện đại vẫn tuôn chảy đều đặn, để rồi đêm đến, chiếu nâng niu từng giấc ngủ, nâng đỡ tâm hồn mệt mỏi hướng đến ngày mai.
Mảnh đất Nga Sơn dệt chiếu bỗng ngập tràn cảm xúc. Cây cói, chiếu cói là cuộc sống bà con. Không đến thì chẳng cảm nhận được để làm ra chiếc chiếu các bà, các mẹ vất vả thế nào. Cây cói hoang dã nổi chìm gió sông, nay đã được người dân ta thuần hóa theo cách rất riêng, đó là trở thành vật dụng không thể thiếu, nổi tiếng gần xa. Biển cạn, phù sa cứ thế bồi đắp qua năm tháng, người Nga Sơn vẫn tự hào với những chiếc chiếu cói được làm ra vất vả ngày đêm. Ngồi trên chiếu cói, họ dọn ra bữa cơm với canh cua, với bát ốc. Xưa vẫn thế. Nay hiện đại, khá hơn nhưng bà con đâu có quên truyền thống xưa. Như lúc cha ông phát hiện ra cây cói, họ cũng bám lấy dải đất này, rồi căng mình với loài cói hoang mà bám trụ.
Người Nga Sơn cần cù, chân chất, hay lam hay làm. Con cháu những gia đình ly quê nay vẫn giữ nghề, trở thành nghệ nhân tài giỏi nức tiếng gần xa. Công cụ, máy móc cũng giúp một phần, nhưng không thể thay thế bàn tay dệt chiếu tài hoa ấy. Đến Nga Sơn, nhìn người ta tặng nhau đôi chiếu trân trọng, lòng yêu mến dải đất miền Trung như nhân thêm, bừng cháy. Như cói hoang mọc bên cửa biển. Rồi cói hoang được cha ông trồng và chăm bẵm. Rồi chiếu cói từng chiếc từng chiếc ra lò. Như bao tâm huyết con người thẩm thấu dần vào đất mẹ.
|
Bình luận (0)