Với trẻ em và thanh thiếu niên, vận động thể chất thường xuyên sẽ giúp tối ưu sự phát triển thế chất. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo trẻ từ 6 đến 17 tuổi nên vận động thể chất cường độ trung bình đến cao ít nhất 60 phút/ngày.
Bong gân, căng cơ, đau đầu gối là những chấn thương thường gặp khi chơi đá bóng |
SHUTTERSTOCK |
Trong khi đó, người trưởng thành nên tập luyện cường độ trung bình đến cao ít nhất 150 phút/tuần. Chơi thể thao là cách thú vị để duy trì vóc dáng và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, nguy cơ kèm theo là có thể gây chấn thương, nhất là những môn đối kháng mạnh như bóng đá, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Nghiên cứu của Đại học Utah (Mỹ) xác định có 5 loại chấn thương phổ biến nhất khi chơi đá bóng là gãy xương bàn chân, bong gân mắt cá chân, chấn thương đầu gối, căng cơ và chấn thương nửa trên cơ thể như cánh tay, đầu.
Bong gân là tình trạng mà dây chằng bị kéo căng hoặc rách. Trong khi đó, căng cơ không chỉ là tình trạng cơ bị kéo căng hoặc rách mà nó còn ảnh hưởng đến gân, phần nối giữa cơ và xương với nhau.
May mắn là một số cách có thể giúp ngăn ngừa các chấn thương phổ biến này. Chẳng hạn, các thói quen lành mạnh như uống đủ nước, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp người đá bóng không bị chấn thương do mệt mỏi quá sức gây ra.
Ngoài ra, thực hiện một số thói quen trước trận đấu có thể giúp giảm thiểu nguy cơ chấn thương. Trước khi đá bóng, mọi người cần kiểm tra bề mặt sân bóng để đảm bảo không có lỗ hay bất kỳ vật thể lạ nào có thể gây thương tích.
Mọi người cần tránh đá bóng trên sân ướt, thậm chí không chơi khi trời mưa. Khởi động cũng rất quan trọng. Trước khi bắt đầu trận bóng, mọi người cần khởi động khoảng 30 phút.
Với những người lo ngại chấn thương ở đầu thì có thể mang theo một số vật dụng bảo hộ, chẳng hạn như mũ bảo vệ. Cách này có thể giảm thiểu nguy cơ chấn động mạnh vào vùng đầu.
Bình luận