Chủ nhà Qatar mở cửa bảo tàng thể thao khổng lồ phục vụ World Cup 2022

Tây Nguyên
Tây Nguyên
31/03/2022 17:02 GMT+7

Chủ nhà World Cup 2022 , Qatar hôm 30.3 đã khai trương một trong những bảo tàng thể thao lớn nhất thế giới với các đồ tạo tác, kỷ vật của một số huyền thoại Olympic nổi tiếng nhất.

Bảo tàng 3-2-1 Olympic và Thể thao Qatar rộng 19.000 mét vuông, bên cạnh một trong những sân vận động sẽ được sử dụng trong World Cup năm nay, đã mất hơn 15 năm quy hoạch và lấp đầy các đồ vật.

Chủ nhà Qatar mở cửa bảo tàng thể thao khổng lồ phục vụ World Cup 2022

AFP

Sau khi tìm kiếm các bộ sưu tập tư nhân và đàm phán với Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và các liên đoàn thể thao khác, 17.000 đồ vật, bao gồm một đôi găng tay của cố võ sĩ quyền anh Muhammed Ali, khi ông giành HCV tại Olympic Rome 1960, một chiếc Ferrari do nhà vô địch Công thức 1 (F1) Michael Schumacher lái, và chiếc áo thi đấu do huyền thoại bóng đá Brazil Pele mặc trong thời đỉnh cao sự nghiệp. Ngoài ra còn có một cây gậy cricket của huyền thoại Ấn Độ Sachin Tendukar và một ngọn đuốc từ mỗi kỳ Olympic hiện đại.

Theo AFP, bảo tàng ra mắt là một phần trong nỗ lực rất lớn của Chính phủ Qatar với trị giá hàng tỉ USD, nhằm xây dựng quốc gia vùng Vịnh thành một thiên đường văn hóa cùng với chi tiêu lớn cho việc đăng cai các sự kiện thể thao.

Đôi găng tay của cố võ sĩ quyền anh Muhammed Ali tại bảo tàng

AFP

Tuy nhiên, giám đốc bảo tàng Abdulla Al Mulla phủ nhận việc bảo tàng chỉ nhằm tạo sự chú ý về sự giàu có về năng lượng của Qatar. "Chúng tôi không khoe khoang. Chúng tôi có sự tự tin, chúng tôi có được niềm tin của các liên đoàn quốc tế", ông Abdulla Al Mulla nói với AFP. Ông này cũng cho biết bảo tàng cũng trưng bày những di sản thể thao của nhà nước, tạo sự nổi bật cho các VĐV địa phương với hy vọng thúc đẩy nỗ lực thu hút một thế hệ mới tham gia thể thao.

Chiếc áo đấu do huyền thoại bóng đá Brazil Pele từng mặc trong thời đỉnh cao

AFP

Victoria Cosgrave, người phụ trách phòng trưng bày kỷ vật Olympic của bảo tàng, cho biết bảo tàng cũng khác biệt vì không né tránh những tranh cãi như VĐV sử dụng doping, bê bối tham nhũng hay sự kiệmVĐV bị giết tại Olympic Munich 1972. “Tôi nghĩ một trong những thách thức lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt - và điều này không chỉ ở Qatar, mà ở khắp mọi nơi - là cân bằng khía cạnh gây tranh cãi của thể thao, muốn sự trung thực và con người trong thể thao nhưng cũng muốn được tôn trọng, tôn vinh và để được truyền cảm hứng", Victoria Cosgrave nhấn mạnh.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.