Sáng 22.10, tiếp tục ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách.
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (đoàn TP.HCM) cho biết, sau dịch nền kinh tế đã phục hồi khá thuận lợi trong giai đoạn đầu, nhưng cuối năm những phát sinh bên ngoài và nội tại có nhiều khó khăn hơn, cần phân tích đúng để có các giải pháp, như với vấn đề xăng dầu, ngân hàng SCB...
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi |
gia hân |
“Vụ việc ngân hàng SCB không chỉ tác động an ninh tiền tệ ngân hàng mà rộng hơn là chứng khoán, bất động sản. Tại TP.HCM, trong thời gian tới, nhiều dự án bất động sản phải dừng lại. Dòng vốn vào nền kinh tế, các dự án lớn chậm lại, mà nếu dừng lại phải khơi thông các dự án khác. Quân chủ lực chôn chân, quân du kích không huy động được thì cuộc chiến này rất khó khăn”, ông Mãi nói.
Về vấn đề xăng dầu, theo lãnh đạo TP.HCM, xăng dầu cung ứng lớn đảm bảo sản xuất kinh doanh, nhưng xăng dầu cho sinh hoạt người dân đã có tình trạng thiếu hụt, gây bức xúc, xô xát, mất an ninh trật tự.
Xem nhanh 20h ngày 22.10: Giá xăng Việt Nam ‘thấp nhất thế giới’ | Than khổ vì con đi học sớm |
"Nếu bùng lên đừng xem là chuyện nhỏ, mất an ninh năng lượng sẽ dẫn đến mất an ninh lương thực, phải đánh giá sâu hơn, đồng bộ hơn”, ông Mãi nói.
Chủ tịch TP.HCM cũng đề nghị có cơ chế dự trữ xăng dầu, đảm bảo an ninh năng lượng, nhất là tại TP.HCM và các trung tâm kinh tế lớn của đất nước như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng...
“Phải ứng phó khẩn cấp bằng cơ chế đặc thù, đề nghị lấy vấn đề y tế, xăng dầu, đầu tư công để tập trung giải quyết”, ông Mãi nhấn mạnh.
Chiều 21.10.2022: Xăng tăng giá, nhiều cửa hàng ở TP.HCM vẫn không có hàng để bán |
Đã hoàn thiện đề án trung tâm tài chính quốc tế
Nói về Nghị quyết 54 thí điểm một số cơ chế đặc thù cho TP.HCM, ông Mãi đề nghị Chính phủ giao một cơ quan, bộ chủ trì đề án xây dựng trung tâm tài chính quốc tế. Hiện, TP.HCM đã hoàn thành đề án, song cần có bộ chủ trì để thảo luận, ban hành chính thức.
Điểm hạn chế trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 54, theo ông Mãi, do hơn 1 năm đầu loay hoay xây dựng các kế hoạch, quy chế, tìm kiếm sự phối hợp giữa TP.HCM và các bộ, ngành, sau đó lại dịch.
“Điểm mấu chốt Ủy ban Tài chính - Ngân sách đã chỉ ra là sự quyết liệt đeo bám của TP.HCM thực hiện cơ chế chưa đủ độ, lên đến bộ, ngành vướng là dừng lại luôn; sự hỗ trợ của các bộ, ngành cũng chưa đủ. Phải xem đây không phải là chuyện riêng của thành phố mà vì sự phát triển chung”, ông Mãi nói.
Chủ tịch UBND TP.HCM cũng cho biết đang tập trung xây dựng nghị quyết mới thay thế cho Nghị quyết 54. Dự kiến nghị quyết mới sẽ gồm nội dung cơ chế chính sách về đầu tư, tài chính ngân sách, tổ chức bộ máy biên chế, quản lý đô thị đất đai, quản lý xã hội, cơ chế đặc thù cho TP.Thủ Đức, một số cơ chế chính sách cho trung tâm tài chính quốc tế... trên tinh thần phân cấp, phân quyền cho TP.HCM mạnh mẽ hơn.
“Thành phố phấn đấu báo cáo sớm cho Bộ Chính trị để trình tại kỳ họp gần nhất, để cuối 2023 có nghị quyết thay thế Nghị quyết 54”, Chủ tịch UBND TP.HCM cho hay.
Bộ trưởng Bộ Công thương: “Việt Nam chưa bao giờ thiếu xăng dầu” |
Bình luận (0)