Chứng khoán châu Á bất ngờ giảm mạnh

17/05/2012 08:09 GMT+7

(TNO) Thông tin Hy Lạp quyết định sẽ tổ chức bầu cử lại vào giữa tháng 6 đã khiến thị trường chứng khoán thế giới ngập tràn "sắc đỏ" trong phiên 16.5 (rạng sáng 17.5, giờ Việt Nam). Đặc biệt, chứng khoán khu vực châu Á ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ đầu năm tới nay.

(TNO) Thông tin Hy Lạp quyết định sẽ tổ chức bầu cử lại vào giữa tháng 6 tới nhằm định đoạt hướng đi tiếp theo cho đất nước đã khiến thị trường chứng khoán thế giới ngập tràn "sắc đỏ" trong phiên 16.5 (rạng sáng 17.5, giờ Việt Nam), đặc biệt là tại châu lục đông dân nhất hành tinh.

Là khu vực tiến hành giao dịch sớm nhất, lần này, chứng khoán châu Á đã ngay lập tức chịu tác động bởi thông tin từ Hy Lạp chứ không phải đợi tới sau một phiên như thường lệ.

Chỉ số MSCI Asia Pacific giảm tới 2,6% trong phiên này, và là phiên giảm mạnh nhất ghi nhận được đối với chỉ số của thị trường chứng khoán khu vực châu Á - Thái Bình Dương kể từ hồi tháng 11.2011. So với mức cao điểm của năm nay (ghi nhận hôm 29.2), MSCI Asia Pacific hiện đã giảm tới hơn 10%.

 Chứng khoán thế giới
Vấn đề Hy Lạp đang là “cái nút cổ chai” đối với kinh tế thế giới - Ảnh: Reuters

Trên các thị trường thành viên: Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản để mất khoảng 100 điểm trong phiên 16.5 này, tương đương giảm 1,12% so với phiên trước đó, xuống còn 8.801,17 điểm; HSI của Hồng Kông giảm mạnh 634,48 điểm, tương đương giảm 3,19%, xuống chốt phiên ở mức 19.259,83 điểm.

Chỉ số Shanghai Composite và CSI 300 của Trung Quốc lần lượt giảm 1,21% và 1,63%; KOSPI của Hàn Quốc giảm mạnh 3,08%.

S&P/ASX 200 của Úc giảm 2,36% trong cùng phiên giao dịch.

Cổ phiếu các loại trên thị trường chứng khoán khu vực đều giảm giá đáng kể. Có thể kể đến là cổ phiếu của Nissan Motor giảm 2,2% sau khi công bố doanh số bán hàng tại châu u giảm tới 16%; cổ phiếu của tập đoàn khai mỏ lớn nhất thế giới BHP Billiton, giảm 4,1% do giá kim loại giảm mạnh; cổ phiếu của Toll Holding, công ty vận tải Úc, giảm tới 15% so dự báo lợi nhuận cả năm sụt giảm.

Chuyên gia phân tích Naoki Fujiwara, Trưởng bộ phận quản lý quỹ thuộc Công ty quản lý tài sản Shinkin Asset Management (Nhật) phát biểu: “Thị trường châu Á đã phản ứng bắt kịp các sự kiện toàn cầu do sự biến đổi trực tiếp tâm lý các nhà đầu tư ngoại trước những sự kiện này”. Ông này cũng cho rằng sự kiện Hy Lạp hiện nay giống như một nút cổ chai đối với kinh tế thế giới và chúng ta buộc phải chờ đợi kết quả của cuộc bầu cử lại của quốc gia này để có hành động dứt khoát.

* Tại châu u, đã có những "sắc xanh" le lói trên bảng điện tử trong phiên giao dịch 16.5, tuy nhiên, "sắc đỏ" vẫn là chủ đạo. Chỉ số STXE 600 chung cho toàn khu vực giảm thêm 0,6% trong phiên này.

Cổ phiếu của hầu hết các ngân hàng châu u tiếp tục giảm mạnh trước áp lực ra đi của Hy Lạp ngày một tăng. Cổ phiếu của Ngân hàng trung ương Hy Lạp National Bank of Greece giảm mạnh 13%. Cổ phiếu của Bankia (Tây Ban Nha) giảm 11%. Cổ phiếu của Credit Agricole (Pháp) giảm 2,2%.

Một số cổ phiếu ngân hàng tăng bất ngờ như: cổ phiếu của Intesa Sanpaolo (Ý) và Barclays (Anh) lần lượt tăng 2,1% và 1,6%. Cổ phiếu của Societe Generale (Pháp) tăng 1,6%.

Ghi nhận trên các thị trường thành viên trong khu vực: Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,6% xuống còn 5.405,25 điểm; DAX của Đức giảm 0,26% xuống còn 6.384,26 điểm. Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng nhẹ 0,31%, lên thành 3.048,67 điểm.

Chỉ số IBEX 35 của Tây Ban Nha giảm 1,33%; FTSE MIB của Ý giảm 0,21%; PSI General của Bồ Đào Nha giảm 1,75%; ASE của Hy Lạp giảm 1,33%.

* Tại Mỹ, Phố Wall dù đón nhận những tin tức tốt lành của kinh tế Mỹ nhưng vẫn không thoát khỏi tác động tiêu cực từ thông tin kinh tế Hy Lạp nói riêng, kinh tế châu u nói chung. Chỉ số thị trường S&P 500 giảm ngày thứ 4 liên tiếp, là chuỗi giảm dài nhất trong vòng 1 tháng qua.

S&P 500 giảm thêm 0,4% trong phiên này, xuống còn 1.324,8 điểm. Dow Jones Industrial giảm 0,3%, chốt phiên 16.5 ở mức 12.598,55 điểm. Nasdaq Composite giảm 0,7%, xuống còn 2.874,04 điểm.

8/10 nhóm ngành chính đóng góp vào S&P 500 đều giảm điểm phiên này, trong đó dẫn đầu là nhóm cổ phiếu tài chính và nguyên vật liệu thô. Cổ phiếu Bank of America và JPMorgan Chase lần lượt giảm 2,6% và 2,2%. Cổ phiếu của Alcoa, tập đoàn sản xuất nhôm lớn nhất nước Mỹ giảm 2,5%.

Trước giờ chào đón cổ phiếu mới, nhà đầu tư sàn Nasdaq lại thêm một phen “chấn động” khi Facebook, công ty sở hữu mạng xã hội lớn mạnh nhất thế giới hiện nay, tuyên bố sẽ nâng giá trị IPO lần này lên con số 16 tỉ USD.

Tính từ đầu năm tới nay, MSCI Asia Pacific đã giảm 0,5% tổng số điểm. Trong khi đó, S&P 500 của Mỹ lại tăng mạnh 5,8% và STXE 600 của châu u tăng 0,5%.

Thu Hạnh

>> Lãnh đạo JPMorgan Chase từ chức vì khoản lỗ 2 tỉ USD
>> Chứng khoán thế giới tăng giảm đan xen
>> Chỉ số S&P 500 vượt mốc 1.300 điểm
>> Chính phủ Mỹ kiện 17 ngân hàng lớn

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.