Chuyên gia giải thích: Ăn nhiều đồ ngọt có mắc bệnh tiểu đường?

Thiên Lan
Thiên Lan
11/12/2022 00:08 GMT+7

Bác sĩ tiết lộ sự thật liệu tiêu thụ đường có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường hay không.

Bệnh tiểu đường có thể do nhiều yếu tố lối sống gây ra, bao gồm lượng đường và loại đường tiêu thụ.

Tất nhiên ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh.

Bác sĩ tiết lộ sự thật liệu tiêu thụ đường có thể dẫn đến mắc bệnh tiểu đường hay không

SHUTTERSTOCK

Tiến sĩ A Sharda, chuyên gia tư vấn - bác sĩ chuyên khoa bệnh tiểu đường tại Bệnh viện Manipal (Ấn Độ), cho biết bệnh tiểu đường loại 2 bị ảnh hưởng bởi di truyền nhiều hơn là thói quen ăn uống như tiêu thụ đường.

Vì vậy, người có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường, nếu tiêu thụ nhiều đường trong khẩu phần ăn hằng ngày dẫn đến béo phì, sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sớm hơn, theo Hindustan Times.

Như vậy, câu trả lời là tiêu thụ đường vẫn có thể mắc bệnh tiểu đường, nhưng không dễ.

Nghĩa là tiêu thụ đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường, theo Diabetes Strong - trang web hướng dẫn lối sống lành mạnh và năng động cho người bệnh tiểu đường.

Nhưng đường gây viêm và kháng insulin trong cơ thể, và ăn quá nhiều đường có thể dẫn đến tăng cân. Tình trạng tăng cân và kháng insulin này, theo thời gian, có thể dẫn đến tiền tiểu đường, nếu không được điều trị, sau đó sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 5-10 năm.

Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng uống đồ uống có đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ít nhất 25%. Chỉ uống một ly nước ngọt mỗi ngày làm tăng 13% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2!

Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng những nước có mức tiêu thụ đường cao nhất cũng có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao nhất và ngược lại.

Có lẽ tai hại nhất, việc tiêu thụ đường có thể làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu tự nhiên của cơ thể đối với hoóc môn leptin - hoóc môn điều chỉnh cơn đói và cho não biết cơ thể đã no. Sự gián đoạn này có thể dẫn đến ăn quá nhiều và tăng cân.

Ngoài ra, vì đường bổ sung hầu hết được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn - vốn rất dễ ăn quá nhiều.

Kiểm tra đường huyết

shutterstock

Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là những nghiên cứu này cho thấy đường làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 2, nhưng dần dần trong lâu dài.

Những ai có thể gặp vấn đề nếu ăn nhiều đường?

Tiêu thụ đường không thể trực tiếp dẫn đến mắc bệnh tiểu đường loại 2, nhưng đối với người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường loại 2, thì ăn nhiều đường có thể gây rắc rối, theo Diabetes Strong.

Sau đây là những người có nguy cơ cao phát triển bệnh tiểu đường loại 2:

  • Người thừa cân hoặc béo phì
  • Có lối sống ít vận động
  • Tuổi 45 trở lên
  • Có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường loại 2
  • Người bệnh huyết áp cao
  • Có tiền sử bệnh tim và đột quỵ
  • Người bị trầm cảm
  • Mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Người bị tiền tiểu đường
  • Có mức đường huyết lúc đói cao

Người có một hoặc nhiều yếu tố trên cần cẩn thận với lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống.

Nó có thể đẩy quy mô phát triển tình trạng kháng insulin và tiền tiểu đường, mà theo thời gian, nếu không điều trị, có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2, theo Diabetes Strong.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.