Một chuỗi giá trị (người tiêu dùng, doanh nghiệp/thương lái rồi đến nông dân) mà 3 nhân tố đóng vai chính cứ chạy một vòng luẩn quẩn nên nông sản Việt chất lượng cao vẫn là bài toán không lời giải. Suy cho cùng người chịu thiệt nhất vẫn là nông dân và người tiêu dùng.
Trớ trêu hàng bán chạy nhờ… cái miệng !
tin liên quan
Mẹo giúp bạn bảo quản thực phẩm mùa nắng nóngMùa nóng, nếu không biết cách bảo quản, thức ăn rất dễ ôi thiu. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp chị em lưu trữ thực phẩm an toàn cho gia đình.
Người tiêu dùng thích nghe tin đồn hơn đọc và tìm hiểu. Khổ nỗi, nghe nói xong là tới phiên họ sẽ phát biểu như đúng rồi: 1 đồn 10, 10 đồn 100, thông tin sai lệch càng sai lệch nên cũng không lạ là có những quan niệm dân gian sai lầm mà vẫn được lưu truyền và áp dụng hàng thập niên.
Có lẽ do nền giáo dục đọc, chép, học thuộc đã ăn sâu vào máu rất lâu người tiêu dùng nhà mình thường ít có thói quen đọc nội dung ghi trên nhãn sản phẩm mà chủ yếu nghe tiếp thị rỉ rả vào tai là bốc/thả nên nhiều sản phẩm bán chạy nhờ “cái miệng” hơn là chất lượng thực sự.
Không có thói quen tìm kiếm thông tin, kỹ năng chọn lọc và phán đoán thông tin yếu cũng là nỗi khổ của người mong muốn tìm kiếm thực phẩm, nông sản an toàn, sạch. Nhớ có lần, sang Anh, tôi rủ một bạn người Đức đi chợ Tàu mua đồ về làm chả giò.
Bản thân cũng theo thói quen bốc một bịch bún khô mà không đọc nhãn mác, chưa kịp bỏ giỏ thì đã bị bạn kia giật lại, thắc mắc ngay là sao không có thành phần và xuất xứ công ty nhập khẩu (sau mới biết chợ Tàu có nhiều hàng xách tay). Bạn ấy còn đòi đi “report” lên Hiệp hội Bảo vệ người tiêu dùng. Từ lúc đó mình mới thực sự nghiêm túc với việc đọc nhãn sản phẩm.
Không đâu xa, ngay với mặt hàng mật ong, nếu không hiểu rõ về tính chất sản phẩm và không đọc kỹ nhãn sản phẩm sẽ có những “kiến thức” hết sức sai lạc. Chẳng hạn như mật ong chín tự nhiên, đủ độ đặc, chưa qua xử lý thì chắc chắn tới 90% là sẽ bị kết tinh (crystallized honey). Thường thì, người bán hay ghi rõ trên nhãn là “Không để ngăn mát tủ lạnh” hoặc “Mật ong bị kết tinh khi để ngăn mát tủ lạnh”.
Thế nhưng, khách mua hay hoài nghi kiểu như: “Mật này bỏ tủ lạnh có đóng đường không? Sao mật nhà tui được bỏ tủ lạnh không đóng đường?”. Trong khi đó, chỉ có chừng 5-10% loại mật ong tự nhiên không bị kết tinh do tùy thuộc một số nguồn hoa đặc biệt nhưng chắc chắn không phải nguồn hoa nhiệt đới.
Ngoài ra, cũng có 2 loại mật không bị kết tinh: Mật giả/mật Trung Quốc (mạch nha, nước đường bỏ tủ lạnh không có kết tinh); Mật non, nó loãng quá, ong mới hút về chưa kịp nhào luyện gì thì đã bị thu hoạch rồi, cái này gọi là “nước hoa” chứ không phải mật hoa, muốn có mật thì phải để đủ thời gian cho ong nó làm mật. Mà nước hoa loãng vậy nó bị lên men chua chứ đâu có bị kết tinh. Nhìn chung, những kiến thức phổ thông về đồ ăn thức uống chỉ cần google cái là ra, vậy mà cứ thích nghe truyền miệng, để bị hiểu lầm từ năm này qua năm khác.
|
Cần thông minh và cả … chất phác !
Mới đây, một nhà xuất khẩu mật ong hạng có cỡ của VN đã buồn buồn tâm sự với người Việt rằng: “Nông sản Việt, hàng thực phẩm sạch an toàn muốn chiếm được lòng tin người tiêu dùng; muốn bước ra khỏi biên giới VN thì người sản xuất và cả… thương lái cần thông minh để nắm bắt thị trường và cần chất phác, trung thực để đừng đi… đánh lừa thiên hạ”.
Ông cũng tâm sự rằng, đối với khách hàng quen mặt đã lâu, bộ phận thu gom hàng của ông đã cảnh báo trước kiểu như “Anh/chị gửi mẫu em đi, ông chủ em xuất khẩu mật hơn 30 năm rồi, ông chủ em tên..., ông chủ là thế hệ đầu tiên xuất khẩu thành công mật ong VN.
Anh/chị cứ hỏi mấy bác lão làng trong ngành ong ai cũng biết hết nên làm ơn có sao nói vậy, làm cho đúng vì không đúng là nửa ký mật cũng trả về”. Vậy mà có nhiều thương lái vẫn cố sống cố chết lận được cái gì thì lận, từ cái nhỏ nhỏ cho tới cái lớn, cuối cùng tốn kém chi phí cả đôi bên. Kinh doanh thực phẩm mà vô lương tâm chẳng khác nào đầu độc tập thể.
Cũng chính vì cái lớp thương nhân/thương lái “thông minh kiểu trạng Quỳnh” mà hàng loạt nông sản chất lượng thấp, không đạt tiêu chuẩn vẫn được sản xuất ồ ạt theo quy luật cung - cầu, thu mua giá rẻ rồi về xử lý qua máy móc lạc hậu. Y như rằng, tưởng bán trót lọt 1-2 lô trong 1-2 năm, ngờ đâu sau đó hàng càng đi càng khó.
Một chuỗi giá trị (người tiêu dùng, doanh nghiệp/thương lái rồi đến nông dân) mà 3 nhân tố đóng vai chính cứ chạy một vòng luẩn quẩn nên nông sản Việt chất lượng cao vẫn là bài toán không lời giải. Suy cho cùng người chịu thiệt nhất vẫn là nông dân và người tiêu dùng.
Thương lái thì nói không bán được hàng này, họ bán hàng khác thôi, rồi lại tiếp tục làm gian dối theo kiểu của họ. Một câu hỏi là: Tại sao tỷ lệ ung thư của VN được dự đoán đến năm 2020 sẽ cao nhất thế giới? Tại sao nông sản Việt giá chỉ cao hơn mỗi Trung Quốc trên thị trường thế giới? Tại sao người nông dân mãi nghèo?
Chuyện nhỏ không chỉ của ngành mật ong.
Bình luận (0)