Theo đó, câu chuyện lập nghiệp và hành trình phấn đấu không ngừng nghỉ để mang đặc sản quê hương mình - thịt chua đến khắp mọi miền tổ quốc của chị Thu Hoa (còn gọi là Hoa Thịt Chua) khiến nhiều người không khỏi trầm trồ, ngưỡng mộ.
“Không đếm hết bao nhiêu thịt đổ xuống sông…”
Hơn 10 năm trước, cô gái dân tộc Mường Thu Hoa vừa học xong lớp 12. Thay vì theo đuổi những ước mơ cao lớn hơn ở đại học như nhiều bạn bè cùng trang lứa, cô chọn lấy chồng, sinh con ở quê.
18 tuổi, chị Hoa lấy chồng, sinh con |
nvcc |
Những ngày ở nhà chồng, chị được mẹ truyền nghề làm thịt chua truyền thống của gia đình |
nvcc |
“Bây giờ nghĩ lại mới thấy thời điểm đó mình như một tờ giấy trắng, không biết gì cả. Kiểu như trẻ con ấy! Thời đó yêu là cưới thôi, và vợ chồng mình quyết định cưới là cưới luôn chứ không suy nghĩ nhiều”, chị nhớ lại.
Những ngày ở nhà chồng, chị được mẹ chồng truyền nghề làm thịt chua truyền thống của gia đình, cùng với 2 chị em dâu khác. Có trong mơ cô gái cũng không nghĩ rằng, đây là bước ngoặt làm thay đổi cuộc đời mình.
Cô gái Mường khởi nghiệp với 4 triệu đồng |
nvcc |
Theo lời kể của chị Hoa, thời điểm đó thịt chua vẫn chưa thịnh hành như bây giờ, mỗi ngày gia đình chị làm chừng 30 - 40 hộp là cao điểm, để bán lẻ cho bà con trong xóm. Và khu vực H.Thanh Sơn (Phú Thọ), nơi gia đình chị sống những ngày tháng đó chỉ chừng 4 - 5 nhà sản xuất thịt chua, không nhiều.
“Lúc đó, thịt chua ở nhà mình chưa có thương hiệu mấy, một số nhà khác thì nổi tiếng, có thương hiệu hơn. Cha mẹ chồng truyền nghề cho chị em chúng tôi cốt là để các con cái nghề để mưu sinh, có thể kiếm vài trăm nghìn duy trì cho cuộc sống hằng ngày”, chị Hoa bộc bạch.
Chị cố gắng tìm tòi, cải tiến công thức làm thịt chua |
nvcc |
Đang gặp nhiều biến cố cần tiền để lo toan đủ các khoản chi tiêu trong cuộc sống, với 4 triệu đồng tiền vốn mua thịt, thính, lá… và các nguyên liệu khác để làm thịt chua do mẹ chồng giúp đỡ, chị quyết tâm khởi nghiệp. Thêm vào đó, niềm mong muốn được giới thiệu, quảng bá đặc sản của quê hương mình đến bạn bè ở khắp mọi miền đất nước, cũng là động lực để cô gái Mường cố gắng đi những bước đầu tiên.
Với những công thức được mẹ truyền lại, chị Hoa mong muốn và nỗ lực cải tiến, nâng cấp để tạo nên hương vị ổn định và chất lượng đồng đều cho sản phẩm. Bởi bình thường, gia đình chị làm theo kinh nghiệm, ước lượng, nên có những ngày thịt ngon, có khi lại không ngon bằng.
Để có được công thức như hiện tại, chị không nhớ bao nhiêu thịt đã đổ sông đổ bể |
nvcc |
2 năm ròng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu, chị không nhớ mình “đổ hết bao nhiêu thịt xuống sông”, cuối cùng chị đã tìm được cho riêng mình một công thức làm thịt chua hoàn chỉnh, có hương vị khác biệt so với các loại thịt chua khác trên thị trường và chất lượng ổn định.
Ăn nên làm ra, năm 2015, thương hiệu thịt chua Trường Foods (trụ sở chính tại Phú Thọ) do chính chị làm CEO ra đời, mang theo hy vọng của cô gái Mường về một thương hiệu thịt chua trường tồn, bền vững và uy tín trên thị trường.
Thịt chua nức tiếng gần xa
Cùng với việc mở rộng quy mô sản xuất, chị Hoa tiến hành đăng ký tem truy xuất nguồn gốc nhằm giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng biết được nguồn gốc, xuất xứ, thành phần và cách sử dụng sản phẩm thịt chua.
Nhờ sự cố gắng không ngừng, chị Hoa nay đã là CEO của một công ty lớn |
nvcc |
Bên cạnh đó, chị Hoa tập trung phát triển kênh phân phối và sau 8 năm, chị đã có gần 5.000 điểm bán thịt chua. CEO Trường Foods cho biết, thịt chua của chị chiếm khoảng 40% thị phần thịt chua tại tỉnh Phú Thọ và các tỉnh lân cận. Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty từ năm 2015 đến năm 2022 trung bình là 30%/năm.
Đáng chú ý, năm 2021, dù trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp, dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn song doanh thu của Công ty Trường Foods do Hoa điều hành đã đạt 52 tỉ đồng/năm. Mục tiêu của Trường Foods là đến năm 2025, doanh thu sẽ đạt 420 tỉ đồng và trở thành nhãn hiệu thịt chua số 1 tại Việt Nam.
CEO tự tin về chất lượng thịt chua |
nvcc |
Theo lời chị Hoa, thịt chua của mình có thể không phải là thịt chua ngon nhất, vì khẩu vị của mỗi người là khác nhau, song chị tự tin sản phẩm của mình là an toàn, chất lượng đồng đều và phù hợp với khẩu vị của đại đa số khách hàng.
CEO cũng cho biết các sản phẩm thịt của mình 100% là nguyên liệu sạch đảm bảo tiêu chuẩn VietGap, dù mức giá cao hơn các loại thịt chua khác trên thị trường là 20 - 40%, song, khách vẫn lựa chọn và tin dùng.
“Tôi trân trọng sự cố gắng của con dâu để có được sự nghiệp ngày hôm nay. Con là một cô gái nhỏ bé nhưng lại phải gánh vác tất cả mọi việc ở công ty. Giờ còn sức khỏe thì đỡ đần gì được cho cháu nó thì tôi cũng sẽ cố gắng, mong Hoa luôn có nhiều sức khỏe”.
Bà Trần Thị Thịnh
Thu Hoa chia sẻ thêm, lúc được mẹ bàn giao cơ sở sản xuất thịt chua là vẫn làm theo kiểu truyền thống, thịt ngon nhất chỉ để được 10 - 15 ngày. “Thời điểm đó, làm thịt chua không có công thức. Người dân làm thịt chua thường áng chừng bằng “1 nắm, 2 nắm, 1 bốc, 2 bốc” nên chất lượng không được đồng đều, lúc thì bị đậm, lúc lại bị nhạt. Còn hiện tại, thịt chua của công ty đã bảo quản được 2 tháng mà không hề sử dụng phụ gia hay chất bảo quản.
Thấy con dâu thành công từ công thức thịt chua của gia đình, bà Trần Thị Thịnh vừa bất ngờ, vừa mừng lẫn tự hào. Thời điểm truyền lại nghề cho con, bà không tưởng tượng được rằng con dâu nhỏ bé lại làm được “điều phi thường” vượt sức tưởng tượng của bà.
Chị hy vọng có thể quảng bá thịt chua - đặc sản của quê hương đi khắp mọi miền đất nước |
nvcc |
“Tôi trân trọng sự cố gắng của con dâu để có được sự nghiệp ngày hôm nay. Con là một cô gái nhỏ bé nhưng lại phải gánh vác tất cả mọi việc ở công ty. Giờ còn sức khỏe thì đỡ đần gì được cho cháu nó thì tôi cũng sẽ cố gắng, mong Hoa luôn có nhiều sức khỏe”, người mẹ nói.
Với chị Hoa, mẹ chồng chính là người ơn, là người đã giúp đỡ và hỗ trợ để chị có được sự nghiệp như ngày hôm nay. Chị tự hứa sẽ không ngừng nỗ lực, cố gắng hết sức mình, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ mỗi ngày. Hiện chị Hoa đang tập trung phát triển ở thị trường miền Bắc, đang mở rộng thị trường phân phối vào các tỉnh phía Nam, tập trung cải tiến sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng trên cả nước.
Bình luận (0)