Bạn đọc tiếp sức
Báo Thanh Niên số ra ngày 22.8.2017 có bài “Khát vọng đến trường của cô bé mồ côi”, nói về cô học trò Lương Thị Trúc Giang (ngụ ấp Thới Đức, xã Thành Thới A, H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre) mồ côi cha mẹ, sống trong cảnh khốn khó cùng bà ngoại và người anh bà con tật nguyền.
Ngày ngày, sau giờ học, Giang phải lặn lội khắp các mương để mò ốc đắng bán kiếm tiền phụ ngoại mua gạo và trang trải chi phí học hành. Khi đó, Trúc Giang chuẩn bị bước vào năm học lớp 11.
tin liên quan
Chạm vào ước mơ: Món quà cho nữ sinh Olympia chăm mẹ ung thư Hằng ngày bà vẫn chuốt lá dừa như đã làm lâu nay để lo chi phí sinh hoạt gia đình. Riêng Trúc Giang thì không phải bắt ốc đắng để “nuôi dòng chữ ngọt” nữa. Thay vào đó, em dành gần như toàn bộ thời gian vào việc học.
Kết học kỳ I lớp 12 năm học 2018-2019, Giang lần đầu tiên được xếp loại học lực khá. Trong đó, em đặc biệt ưa thích học các môn về xã hội với điểm bình quân đến 8.0, riêng các môn về tự nhiên Giang cũng đạt ở mức trung bình khá. Kết quả này chưa bao giờ xuất hiện trong học bạ lớp 10 và 11 của em.
Cô Trần Thị Diễm (giáo viên môn vật lý Trường THPT An Thới, H. Mỏ Cày Nam) nơi Giang đang học, chia sẻ: “Tôi lấy chồng về gần nhà Giang nên biết hoàn cảnh của em tôi thương lắm. Tôi dạy Giang môn vật lý từ năm lớp 10 đến nay và năm nay tôi làm giáo viên chủ nhiệm lớp 12C của em ấy. Từ khi được Báo Thanh Niên trao tiền hỗ trợ, Giang có thời gian tập trung cho việc việc học hơn. Đầu năm học đến giờ em chưa nghỉ buổi nào. Em học rất chăm chỉ và tôi mừng nhất là em đã bộc lộ được khả năng về các môn xã hội”.
Mong được làm việc ở quê nhà để chăm sóc ngoại
Nói về ngành nghề mà bản thân sắp chọn trong kỳ tuyển sinh đại học sắp đến, Trúc Giang bộc bạch bản thân em mê nhất là lĩnh vực du lịch, bởi đó là ước mơ từ bé của em. “Đành rằng sở thích ngành nghề của em là vậy nhưng xét lại hoàn cảnh gia đình thì em thấy khó mà đủ kinh phí cho việc học tập, đặc biệt là các hoạt động thực tập… Hiện em đang cân nhắc đến ngành giáo viên mầm non vì tại các tỉnh thành trong khu vực đều có đào tạo ngành này, chi phí cho việc học tập cũng đắp đổi được. Quan trọng hơn, khi ra trường cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn, quan trọng nhất có thể làm việc ở quê để tiện bề chăm sóc ngoại em lúc tuổi về chiều”, Trúc Giang phân bày.
|
Mới đây, PV Thanh Niên trở lại gia đình Trúc Giang và thật sự bất ngờ khi thấy căn nhà lá dột nát, không cửa nẻo gần 2 năm trước đã được thay thế bằng căn nhà tường, dù chưa tô tươm tất. Bà Đôi cười tươi tắn chứ không còn vẻ khắc khổ triền miên như trước nữa.
Bà nói: “Nay nó (Trúc Giang - PV) ốm yếu hơn trước vì tan học về nhà là học miết. Tui thấy xót ruột có khuyên tranh thủ nghỉ ngơi nhưng nó nói các cô, các chú đã thương thì con phải cố gắng học ngoại ơi. Con phải gắng hết khả năng của mình mới được”.
Bà Đôi cho biết thêm căn nhà này được một nhà hảo tâm ở TP.HCM sau khi đọc Báo Thanh Niên biết hoàn cảnh đáng thương của Giang nên tìm đến tặng. “Ngoài bạn đọc Báo Thanh Niên còn có nhiều người đến hỗ trợ tiền nữa. Bà cháu tôi mang ơn Báo Thanh Niên nhiều lắm vì đã bắt cầu đưa số phận hẩm hiu của bà cháu tôi dần dần bớt khốn khổ”, bà Đôi chia sẻ.
Bình luận (0)