Cả công chúng và cộng đồng y tế đều nói về câu chuyện của anh vì nó cho thấy tác hại đáng kinh ngạc của việc bẻ cổ, theo Medical Daily.
tin liên quan
Nguy cơ đột quỵ ở người trẻHader không phải là bệnh nhân đầu tiên báo cáo mối liên hệ giữa đột quỵ và nứt cổ. Một số người bị rách mạch máu sau khi duỗi cổ, sau đó gây ra đột quỵ, theo WebMD.
Theo Doojin Kim, đồng giám đốc chương trình đột quỵ tại Trung tâm y tế UCLA ở Santa Monica, California (Mỹ), một người cần phải dùng một lực mạnh hoặc chuyển động mới có thể làm rách mạch máu được, nhưng đó là một trường hợp hiếm gặp với Hader. Di truyền có khả năng là một yếu tố, vì nó làm cho các mạch máu trở nên mỏng manh hơn, theo Medical Daily.
tin liên quan
Bẻ cổ kêu răng rắc, cô gái trẻ bị liệt nửa ngườiCác động mạch đốt sống chạy vào xương cột sống của cổ, bạn có khả năng sẽ chặn được động mạch đó khi bị nứt cổ, Steven Messe, phó giáo sư thần kinh học tại Đại học Y khoa Perelman ở Philadelphia (Mỹ) cho biết.
Messe và các chuyên gia sức khỏe khác đề nghị mọi người nên tránh bẻ cổ. Keith Overland, người thực hành trị liệu thần kinh cột sống ở Norwalk, bang Connecticut (Mỹ), cho biết việc biến nó thành thói quen có thể làm căng cổ quá nhiều và tăng nguy cơ bị đột quỵ, theo Medical Daily.
Liệu pháp điều trị cổ (CMT) là một lựa chọn khác để kéo dài cổ. Nó được dùng để điều trị các bệnh về vận động, loãng xương và vật lý trị liệu.
Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ - Hiệp hội Đột quỵ Mỹ đã cảnh báo trong một báo cáo trước đó rằng CMT cũng có thể dẫn đến bóc tách cổ, rách động mạch có thể gây ra cục máu đông và đột quỵ.
Hai Hiệp hội này khuyến nghị các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải thông báo cho bệnh nhân về rủi ro trước khi tiến hành thao tác cổ, theo Medical Daily.
Overland giải thích những bệnh nhân bị đột quỵ sau khi thao tác cổ có khả năng đã có nguy cơ bị đột quỵ. Tốt hơn là nên kiểm tra lịch sử sức khỏe và tình trạng hiện tại trước khi trị liệu.
Bình luận (0)