Không phải mọi trường hợp đau chân tái đi tái lại đều là dấu hiệu đáng lo ngại.
Tuy nhiên, người bệnh có thể cần được đi khám và chẩn đoán nguyên nhân. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định mức độ nặng nhẹ khác nhau và đưa ra cách điều trị, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).
Người bệnh cần đến bác sĩ kiểm tra nếu cơn đau chân xảy đến đột ngột, tái đi tái lại |
SHUTTERSTOCK |
Những nguyên nhân thường gặp nhất khiến chân đột ngột đau nhức, tái đi tái lại là chấn thương thực thể như dây chằng, cơ hoặc gân. Cơn đau đặc biệt rõ khi đi bộ hoặc thực hiện các hoạt động sử dụng chân. Ngoài ra, tắc nghẽn động mạch chân sẽ làm cản trở lưu thông máu và khiến chân bị đau kéo dài.
Trong một số trường hợp, đau chân đột ngột còn là do chèn ép dây thần kinh cột sống. Tình trạng này gây ra một số cơn đau trên cơ thể, trong đó có đau chân. Nguyên nhân gây chèn ép dây thần kinh cột sống thường gặp là ngồi sai tư thế trong thời gian dài, mang vác vật nặng không đúng tư thế.
Trong một số trường hợp, đặc biệt là người cao tuổi, đau chân có thể là dấu hiệu của bệnh thần kinh tiểu đường. Ở bệnh nhân tiểu đường, đường huyết cao trong thời gian dài sẽ làm hỏng các dây thần kinh và mạch máu. Nếu tình trạng này xảy ra ở chân, người bệnh không chỉ đau mà còn thấy ngứa ran ở chân và bàn chân.
Khi nghi ngờ mình mắc bệnh, bệnh nhân cần đến khám bác sĩ và có biện pháp can thiệp phù hợp. Nếu không điều trị, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng như nhiễm trùng chân hoặc cắt cụt chi.
Vì có nhiều nguyên nhân có thể gây đau nhức chân đột ngột, tái đi tái lại nên người bệnh cần đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh |
shutterstock |
Một bệnh khác cũng gây đau chân ở bệnh nhân tiểu đường là bệnh động mạch ngoại vi (PAD). Các mảng bám cholesterol tích tụ trong thành động mạch làm cản trở lưu thông máu đến tay chân, gây cảm giác tê và đau.
Vì có nhiều nguyên nhân có thể gây đau nhức chân đột ngột, tái đi tái lại nên người bệnh cần đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định nguyên nhân, bác sĩ có phương pháp điều trị phù hợp.
Nhìn chung, cải thiện lối sống theo hướng lành mạnh hơn có thể giúp ngăn ngừa và giảm nguy cơ đau chân. Cụ thể, mọi người cần tránh rượu bia, thuốc lá, tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày và 5 ngày/tuần, đồng thời kiểm soát huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu, theo Medical News Today.
Bình luận (0)