Hai loại coronavirus SARS-CoV-1 và SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào cơ thể thông qua cùng một thụ thể, được gọi là ACE2. Trong thư, các chuyên gia về bệnh tiểu đường chỉ ra rằng nhiều mô trao đổi chất quan trọng trong cơ thể, bao gồm các tế bào beta trong tuyến tụy, mô mỡ, ruột non và thận, có chứa thụ thể ACE2.
Khi hai loại coronavirus này có thể liên kết với thụ thể ACE2, nó sẽ kích hoạt những thay đổi trong quá trình chuyển hóa glucose, từ đó phát triển bệnh tiểu đường hoặc làm tình trạng bệnh sẵn có biến chứng trầm trọng hơn.
Tháng 4 vừa qua, các chuyên gia ghi nhận trường hợp người đàn ông Singapore 37 tuổi hoàn toàn khỏe mạnh xuất hiện biến chứng tiểu đường sau khi được xác nhận nhiễm Covid-19.
Trước đó, một nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc vào năm 2010 trên 39 bệnh nhân đang điều trị hội chứng SARS đã chỉ ra rằng 20 bệnh nhân nhập viện mắc bệnh tiểu đường lần đầu.
Trong khi đó, tiến sĩ Riyaz Patel, PGS chuyên khoa tim mạch và tư vấn tim mạch tại Bệnh viện Đại học College London (Anh), nhấn mạnh rằng dữ liệu quan sát về mối quan hệ giữa tiểu đường và Covid-19 chưa rõ ràng vì một vài lý do. Ví dụ, bất kỳ bệnh gây căng thẳng nào cũng có thể khiến lượng đường trong máu tạm thời tăng lên, và điều này rất dễ xảy ra ở người mắc Covid-19.
Chia sẻ với tờ Medical News Today hồi tháng 6, GS Naveed Sattar, Đại học Glasgow (Anh), cho biết sẽ mất ít nhất từ một đến hai năm để xác định liệu tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường có tăng lên do hậu quả của đại dịch hay không. Người dân nên duy trì hoạt động và chế độ ăn uống lành mạnh, hoặc tốt nhất nên giảm cân để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và giảm nguy cơ bị ảnh hưởng nếu mắc Covid-19 trong tương lai.
Bình luận (0)