Một tuần qua, mạng xã hội không khỏi "ám ảnh" khi thấy những trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị CSGT lập biên bản thẳng tay. Từ chuyện một tài xế ở Hà Nội có nồng độ cồn trong hơi thở là 0,719mg/lít khí thở bị phạt 35 triệu, tước bằng 23 tháng, cho đến chuyện một tài xế Việt kiều mức cồn chỉ là 0,12mg/lít khí thở cũng bị giam xe, tước bằng 11 tháng... đều là những mức phạt rất nặng.
Trên các nhóm Facebook chuyên thảo luận về chuyện giao thông, nhiều người cũng thường chia sẻ những hình ảnh chế hài hước về cách "né" CSGT đo nồng độ cồn và những chuyện bi hài khi "ma men" đối mặt với CSGT.
Đây cũng là "sáng kiến" chung của nhiều người dùng mạng xã hội. Nhưng có thật là bị CSGT giam bằng thì cứ đi đăng ký thi lại là được?
|
Trao đổi với phóng viên, lãnh đạo một đội CSGT ở TP.HCM cho biết, trước khi Nghị định 100 có hiệu lực, đã có hàng chục ngàn người bỏ luôn bằng lái cho CSGT vì mức phạt cao. Do vậy, để ngăn tình trạng người vi phạm không đến đóng phạt để nhận lại bằng lái mà làm đơn cớ mất xin cấp lại bằng lái hoặc thi lại bằng lái mới, CSGT đã gửi thông báo đến Sở GTVT các tỉnh nơi cấp bằng lái cho người vi phạm để thông báo bằng lái đang bị tạm giữ.
Trường hợp bị CSGT giam bằng lái do Sở GTVT tỉnh A cấp, đến Sở tỉnh B thi lại cũng không được vì các Sở GTVT có cơ sở dữ liệu liên kết với nhau, nên tra thông tin là biết ngay người nào đang bị CSGT giam bằng, chưa đóng phạt.
|
Vị này dẫn chứng, nhiều trường hợp định bỏ bằng bị giam đi làm lại bằng khác đã bị Sở GTVT yêu cầu về đóng phạt.
"Theo dự tính, trong năm nay bằng lái còn được gắn con chip điện tử nên việc chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị còn thuận tiện hơn, chỉ cần tra trên hệ thống là ra thông tin. Việc người dân có suy nghĩ bỏ bằng để khỏi đóng phạt là chắc chắn không có cơ hội", vị lãnh đạo đội CSGT nói.
Mức phạt lỗi có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi điều khiển xe
• Đối với xe đạp, xe thô sơ: Người điều khiển xe đạp, xe thô sơ vi phạm nồng độ cồn bị phạt từ 400.000 - 600.000 đồng.
|
Bình luận (0)