Theo Q&Me, Việt Nam là quốc gia có thị trường buôn bán truyền thống như địa phương, hàng rong, cửa hàng mặt phố chiếm ưu thế. Tuy nhiên với sự phát triển của kênh thương mại hiện đại và mua sắm trực tuyến, hành vi mua sắm của người Việt Nam đang dần thay đổi. Cửa hàng mặt phố chiếm tới 62%, chợ truyến thống chiếm 12% đã dần bị giảm xuống 55%, và 9% trong năm 2019 và được dự báo sẽ giảm về 51% và 6% trong năm 2025. Thị phần của các cửa hàng đặc sản được tăng dần lên từ 4% lên 9% và được dự báo lên 10% trong các năm tương ứng. Thị phần bán lẻ của siêu thị vẫn giữ đà ổn định 14 - 15% trong khi thị phần của các cửa hàng online tăng mạnh mẽ từ 1% năm 2012 đến 6% năm 2025.
Thị trường bán lẻ đang chứng kiến xu hướng chợ truyền thống dần bị thay thế. Người Việt Nam đã quen thuộc với việc mua hàng hóa ở chợ truyền thống, hiện nay vẫn còn khoảng 8.500 chợ tồn tại theo hình thức này. Nhưng mặt khác, số lượng các siêu thị mini tăng lên nhanh chóng cũng làm cho hành vi tiêu dùng ngày càng trở nên thay đổi. Bách Hóa Xanh là một điển hình, từ 421 cửa hàng vào tháng 1.2019, vào tháng 1/2020 đã tăng lên 1.041 cửa hàng và lên 1.719 cửa hàng vào tháng 1.2021. Các cửa hàng nhỏ giảm số lượng đáng kể khoảng 9% do sự ảnh hưởng của dịch Covid-19. Rất nhiều cửa hàng của Konomoya và Miniso đã đóng cửa do sự vắng vẻ của thị trường khách du lịch, đặc biệt tại những thành phố và khu vực tập trung đông người.
Số lượng siêu thị cũng tăng nhẹ khi VinMart mở rộng thêm nhiều cửa hàng. Các cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini giữ được số lượng ổn định, tuy ít nhiều bị ảnh hưởng do sự gia tăng số lượng lớn của chuỗi Bách Hóa Xanh và việc tái cấu trúc lại hệ thống VinMart+, tổng số lượng chỉ tăng khoảng hơn 100 cửa hàng trên toàn cuối. Trong khi đó, số lượng trung tâm thương mại giữ nguyên so với năm 2020 nhưng đã tăng khoảng 10% so với năm 2019. Nổi bật là hệ thống của Aeon Mall có 6 trung tâm, Lotte Mart có 16 trung tâm và Vincom có 77 trung tâm...
Bình luận (0)