‘Cuộc chiến’ pháp lý bí mật của ông Trump

Khánh An
Khánh An
10/10/2022 11:59 GMT+7

Cơ quan tố tụng ráo riết lấy lời khai của các cựu trợ lý của ông Trump liên quan vụ bạo loạn tại Điện Capitol, trong khi ông khẳng định có đặc quyền trong việc để họ giữ bí mật.

Cựu Tổng thống Trump vận động tại Bắc Carolina vào ngày 23.9

afp

Các nguồn thạo tin cho hay những luật sư của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tham gia “cuộc chiến” bí mật tại tòa án nhằm ngăn chặn bồi thẩm đoàn liên bang thu thập thông tin từ những thuộc cấp cũ.

Những thông tin trên liên quan nỗ lực của ông Trump nhằm đảo ngược kết quả bầu cử tổng thống năm 2020, theo Đài CNN đưa tin độc quyền hôm 24.9.

Ông Trump khẳng định có đặc quyền

Tranh cãi pháp lý có sự tham gia của 3 luật sư đại diện ông Trump tại tòa án liên bang ở Washington D.C. hôm 22.9. Đây được xem là nước đi mạnh tay nhất của ông Trump nhằm khẳng định các đặc quyền và ngăn chặn một số nhân chứng chia sẻ thông tin liên quan cuộc điều tra hình sự về vụ bạo loạn tại tòa nhà quốc hội vào ngày 6.1.2021.

Việc tòa tranh luận về đặc quyền này trước đây chưa từng được đưa tin, và là bước ngoặt trong những rắc rối pháp lý của ông Trump kể từ khi mãn nhiệm.

Kết quả của tranh cãi sẽ quyết định khả năng của các công tố viên trong việc phá vỡ “bức tường lửa” mà ông Trump cố bảo vệ, liên quan những nội dung trao đổi của ông khi ở Nhà Trắng và với các luật sư về nỗ lực đảo ngược kết quả bầu cử, cũng như việc họ đã làm gì.

Tranh chấp này được hé lộ trong bối cảnh cựu cố vấn kiêm luật sư Eric Herschmann của ông Trump nhận trát triệu tập của bồi thẩm đoàn để lấy lời khai, theo các nguồn tin.

Bất ngờ kết quả khảo sát: dân Mỹ nghĩ gì về phong trào của cựu Tổng thống Trump?

Những cựu quan chức cấp cao khác từng làm việc tại Nhà Trắng dưới thời ông Trump, bao gồm cựu cố vấn pháp lý Pat Cipollone và cấp phó Patrick Philbin, đã hiện diện trước bồi thẩm đoàn trong vài tuần qua. Có một số chủ đề họ từ chối trả lời, dựa trên tuyên bố về đặc quyền của ông Trump.

Các luật sư của ông Trump đang đề nghị một thẩm phán công nhận những tuyên bố về đặc quyền của ông Trump và quyền giữ bí mật các thỏa thuận. Việc lấy lời khai của ông Herschmann đã hoãn lại.

Tranh chấp kín

Theo quy định về bí mật của bồi thẩm đoàn, tranh chấp pháp lý trên được bảo đảm tính bí mật và không có tài liệu này được công khai.

Bên cạnh các nhân vật như Cipollone và Philbin, các cựu trợ lý phó tổng thống là ông Greg Jacob và Marc Short đã trình diện trước bồi thẩm đoàn tại Washington D.C. và từ chối trả lời những câu hỏi, vì cho rằng ông Trump khẳng định có đặc quyền để họ không phải khai.

Hôm 20.9, các luật sư Evan Corcoran, Tim Parlatore và John Rowley đại diện ông Trump trong cuộc điều tra vụ bạo loạn ngày 6.1.2021 đã rời tòa án. Ông Parlatore cho biết ông “đại diện một thân chủ”, nhưng không nói chi tiết, trong khi 2 luật sư còn lại từ chối bình luận.

Các luật sư Evan Corcoran, Tim Parlatore và John Rowley của ông Trump rời tòa án ở New York vào ngày 20.9

afp

Đội ngũ luật sư của ông Trump đang thúc đẩy việc khẳng định đặc quyền của ông. Tuy nhiên, đang tồn tại một số bất đồng về vấn đề chiến lược pháp lý, theo các nguồn tin.

Luật sư Herschmann nhận được trát triệu tập để lấy lời khai và các tài liệu liên quan cách đây vài tuần. Trước khi đến tòa, ông bức xúc vì cho rằng mình chưa nhận được hướng dẫn rõ ràng từ đội ngũ luật sư của ông Trump về việc không chia sẻ thông tin.

Ông Herschmann muốn các luật sư hướng dẫn chi tiết hơn về những vấn đề không phải khai dựa trên nguyên tắc đặc quyền. Ông tỏ ra lo ngại về khả năng Bộ Tư pháp sẽ bắt buộc ông trả lời một số câu hỏi dù ông từ chối.

Cựu Tổng thống Trump kêu gọi đàm phán hòa bình Ukraine 'ngay lập tức'

Trong trường hợp từ chối không đúng theo nguyên tắc đặc quyền, ông lo ngại nguy cơ bị cáo buộc coi thường bồi thẩm đoàn. Một số cựu trợ lý khác của ông Trump cũng bức xúc tương tự về tính mập mờ trong tuyên bố về đặc quyền của ông Trump.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.